CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Nông vụ Thái Bình
Bản tin nông vụ ngày 15/10

Cập nhật: 15/10/2020

    Mấy ngày qua do ảnh hưởng của cơn bão số 7, trời có mưa và mưa rất to đã ảnh hưởng không nhỏ tới các cây rau màu và diện tích lúa chín còn lại, do vậy bà con cần khắc phục như sau:

     1. Đối với rau màu:

     + Khẩn trương khơi thông dòng chảy, rãnh thoát nước trên ruộng còn đang bị ngập.

     + Sau khi rút nước cần vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tất cả các cây bị dập nát, cây bị héo;

     + Mở linon cho cây thông thoáng;

     + Sau mưa, bộ rễ có thể bị ảnh hưởng cây chưa thể hấp thụ được phân bón qua rễ, cần bổ sung dinh dưỡng bằng các loại chế phẩm sinh học qua lá như KH, PennacP, Siêu lân để kích thích ra rễ.... Kết hợp phun thuốc Validacin, Anvil, Kasumin… nhằm hạn chế một số bệnh hại như bệnh lở cổ rễ, héo xanh...

    + Khi đất khô ráo cần xới phá váng, vun gốc kịp thời để tạo độ thoáng cho cây, tránh hiện tượng bị ngẹn rễ. Dùng khoảng 300g lân Supe + 300 g Ure /10 lít nước để tưới cho cây... có thể pha thêm các chế phẩm sinh học tưới vào gốc để cây nhanh phục hồi và kích thích ra rễ.

     2. Đối với lúa:

     Thực hiện phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”, những diện tích lúa bị đổ nhưng đã chín và chín khoảng 85% bà con cần thu hoạch về ngay, rải mỏng, không ủ đống tránh hiện tượng mọc mầm.

      Những diện tích lúa đang giai đoạn chắc xanh bị đổ cần phải túm cao theo chiều nghiêng của cây đổ, không dựng ngược cây về phía sau tránh hiện tượng gãy gốc, cây không tích lũy được dinh dưỡng sẽ bị lép lửng; lúa bị khô vằn, rầy nâu phá hại.

Tác giả : KS. Phạm Thị Hiên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: