CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kết quả bước đầu mô hình Canh tác lúa kết hợp nuôi rươi tại xã Hồng Tiến, Kiến Xương, Thái Bình

Cập nhật: 19/03/2021

    An toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường là những vấn đề đang được các cơ quan quản lý và người tiêu dùng quan tâm hàng đầu hiện nay. Trong những năm gần, việc thực hiện phương thức canh tác Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đây rất được coi trọng.

Xuất phát từ yêu cầu trên, vụ Mùa năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình xây dựng mô hình khảo nghiệm Nuôi Rươi kết hợp với cấy lúa có bổ sung nguồn giống rươi nhân tạo theo hướng hữu cơ” tại vùng rươi xã Hồng Tiến, Kiến Xương với diện tích 1ha. Sử dụng giống lúa thơm RVT có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt là có khả năng chịu mặn tốt hơn một số giống đại trà.


Để tránh ảnh hưởng đến ấu trùng rươi đang phát triển ở lớp đất phía dưới mặt ruộng lúa, phân bón sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ (phân gà hoai mục) không sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ…



 

Qua theo dõi, đánh giá sinh trưởng phát triển của giống lúa thơm RVT trên đất rươi bước đầu cho thấy. Vụ mùa 2020, thời tiết có nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của giống RVT: Đầu vụ, thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa thấp làm hạn chế khả năng đẻ nhánh của giống, tỷ lệ dảnh hữu hiệu thấp; kết hợp ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 làm phát sinh bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại; việc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác, làm sâu cuốn lá, sâu đục thân phát sinh gây hại nhiều hơn so với sản xuất đại trà làm ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.


Năng suất thu được của giống lúa thơm RVT vụ Mùa 2020 tại xã Hồng Tiến đạt 22,22 tạ/ha (80 kg/sào). Chất lượng gạo tốt, trong bóng, không bạc bụng, cơm trắng, dẻo ngon, vị đậm hơn, có mùi thơm nhẹ. Giá bán thị trường thóc RVT là 13.000 – 15.000 đồng/kg cao hơn so với giống đại trà canh tác truyền thống, vẫn đảm bảo thu nhập cho người dân đồng thời giúp bảo vệ môi trường.


Đặc biệt, trước đây các hộ dân chỉ khai thác rươi tự nhiên mà không cải tạo làm cho đất dần bị hoang hóa, chai cứng; mật độ rươi thấp, trung bình 60 lỗ rươi/m2. Sau khi cấy lúa đất được cải tạo tơi xốp hơn thích hợp cho rươi phát triển, cùng với việc thả bổ sung giống rươi (2.000.000 con/ha) làm cho mật độ lỗ rươi tăng hơn gấp 3-5 lần. Dự kiến năng suất thu hoạch rươi đạt 8 tạ/ha.



 

Việc khảo nghiệm giống lúa RVT tại vùng rươi xã Hồng Tiến, Kiến Xương bước đầu đem lại hiệu quả. Mô hình sản xuất, không chỉ mang lại hạt gạo sạch, giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường mà còn khai thác được nguồn lợi lớn từ đặc sản rươi, đây là bước đệm để mở ra hướng canh tác bền vững trên những vùng nuôi rươi của tỉnh Thái Bình.

Tác giả : Ks. Trần Diệu Linh
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: