CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số biện pháp phòng trừ bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Cập nhật: 24/05/2021

    Hiện nay, ở một số địa phương trong tỉnh đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên bò. Đây là bệnh do virus gây ra, đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh là: Trâu, bò mắc bệnh có biểu hiện sốt cao, hình thành các nốt sần hình tròn, chắc và nhô cao có đường kính từ 2 - 5 cm trên da, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn....

1. Tiêm vắc xin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò

Vacxin Lumpyvac do Công ty Vetal Animal Health Product S.A, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, vacxin dạng đông khô, mỗi liều 2ml (liều lượng và cách tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).


 

 

2. Áp dụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học

Chỉ chọn mua con giống ở những cơ sở giống được cấp phép, an toàn dịch bệnh, có uy tín, con giống khỏe mạnh và có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và sản phẩm trâu, bò không rõ nguồn gốc; trâu, bò ốm hoặc nghi mắc bệnh.

Trâu, bò mua về phải nuôi, nhốt cách ly trong thời gian 2 - 3 tuần để theo dõi, xử lý khi trâu bò có biểu hiện bất thường và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Kiểm soát tốt mọi thứ ra – vào khu vực chăn nuôi: Bao gồm con giống, người chăn nuôi, khách tham quan, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, sản phẩm và chất thải chăn nuôi, động vật khác...

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, thu gom phân, rác thải, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc khử trùng từ 1 - 2 lần/1 tuần. Đồng thời phun thuốc tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng... thường xuyên.

Cho trâu, bò ăn thức ăn, nước uống sạch, đầy đủ và phù hợp theo lứa tuổi.

Bổ sung khoáng chất, vitamin để chống stress cho trâu, bò khi thời tiết thay đổi đột ngột, sau khi vận chuyển hoặc khi tiêm vắc xin.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng những bệnh khác cho đàn trâu, bò.

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn trâu, bò. Khi có trâu, bò ốm nghi mắc bệnh viêm da nổi cục thì báo ngay cho cán bộ thú y và làm theo hướng dẫn, tuyệt đối không bán chạy.

Tác giả : BSTY. Nguyễn Thị Dịu
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: