CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Chăm sóc, bảo vệ lúa mùa cuối vụ

Cập nhật: 10/09/2021

    Từ đầu tháng 9 đến nay, trời liên tục có mưa rào, sấm sét đã cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây, lúa trỗ thoát nhanh. Hiện nay lúa đang giai đoạn phân hóa đòng, một số diện tích lúa đã trỗ bông và uốn câu. Tuy nhiên, giai đoạn này cây lúa mẫn cảm, nếu liên tục có mưa to, gió lớn, ẩm độ trong ruộng cao, cây lúa trỗ bông sẽ không thụ phấn được hoặc hạt phấn bị chết dẫn đến lúa bị đen lép hạt, tỷ lệ lép cao. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện phù hợp cho bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại, bà con cần lưu ý:

     

     - Chủ động điều tiết mực nước nông trên mặt ruộng để cây nuôi dưỡng đòng cũng như tăng hiệu quả của việc phòng trừ sâu bệnh.


     - Nếu lúa bị đổ, sau mưa tìm mọi biện pháp để tháo rút nước trong ruộng, để bông lúa không bị ngập sâu trong nước. Cần tiến hành dựng cây, buộc túm theo chiều nghiêng của cây lúa, tuyệt đối không dựng ngược lại phía sau, sẽ làm gẫy gốc lúa. 


     - Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, cần kết hợp phun phòng bệnh đạo ôn và chống đen lép hạt khi lúa trỗ. Đặc biệt trên các chân ruộng trũng hẩu, ruộng cấy một số giống lúa mẫn cảm, dễ nhiễm bệnh như: BC15, TBR225, Nếp…, nhất thiết phải phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần (lần 1 khi lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn).


     - Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, kiểm tra đồng ruộng để phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại (như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, rầy, …) để có biện pháp phun trừ kịp thời.

 

 

 

Tác giả : Ks. Phạm Thị Hiên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: