CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số lưu ý công tác diệt chuột chuẩn bị cho vụ lúa Xuân 2022

Cập nhật: 13/01/2022

    Để nâng cao hiệu quả của công tác diệt chuột cần hiểu tập tính của chuột từ đó đưa ra biện pháp diệt trừ hiệu quả nhất:

1. Nguyên nhân và tập tính gây hại của chuột

- Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột sinh ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con! Nguyên do là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi lứa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông. Ở điều kiện bình thường, chuột loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2 – 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi là mở mắt là có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột 2 – 3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai (bầu). Chuột là loài gặm nhấm. Chúng có thói quen gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cứ nơi nào nó cư trú, hoạt động. Đó là vì răng cửa chuột không ngừng mọc dài ra. Người ta thí nghiệm, đo đạc thì thấy rằng, mỗi năm răng cửa trên của chuột có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Cứ đà ấy, con chuột sẽ chết vì không sao ăn uống được. Nếu chỉ đào hang, rũi đất, nhấm hạt ngũ cốc dù răng có mài mòn đáng kể vẫn không triệt tiêu được tốc độ dài ra của răng cửa ấy. Vậy chuột phải gặm nhấm. Về lượng đồ ăn, mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Chúng vừa ăn vừa phá, thậm chí phá hoại còn lớn hơn ăn gấp trăm lần.

-  Chuột là loài rất thông minh và di chuyển, kiếm ăn theo đàn. Chuột có thể đi xa từ 1 – 2 km để kiếm ăn. Trong đàn một con sẽ thử thức ăn nếu không có vấn đề thì cả đàn mới ăn. Do vậy, với tập tính này nên sử dụng loại thuốc gây chết từ từ với cơ chế chống đông máu sẽ làm chuột cồn cào như bị đói kích thích chuột ăn mồi càng nhiều hơn sau 2 – 5 ngày chuột mới chết, các con khác trong đàn không nghi ngờ sẽ ăn theo. Không nên sử dụng các loại thuốc gây chết ngay.

- Chuột luôn di chuyển theo đường cố định và đánh dấu đường đi. Vì vậy, cần rải bả gần đường đi của chuột sẽ tăng hiệu quả của bả tránh lãng phí mồi.

2. Biện pháp phòng trừ

 Hiện nay, biện pháp chủ yếu của nông dân là quây nilon chắn chuột, đánh bả hóa học, tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả phòng trừ cần áp dụng một số biện pháp sau:

-  Biện pháp canh tác: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống,... làm mất nơi cư trú của chuột đặc biệt ở những ruộng bỏ hoang, gần làng, khu công nghiệp, khu nghĩa trang,... thường xuyên bị chuột gây hại nặng.

- Biện pháp thủ công: Đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn, soi đèn, săn đuổi, ... chú ý không làm hư hại bờ vùng, bờ thửa, các công trình thuỷ lợi. Dùng các loại bẫy cặp (bẫy bán nguyệt), bẫy lồng sập, bẫy dính, sử dụng các loại mồi thích hợp như  thóc mộng, khoai lang, sắn tươi, ngô, cua, cá,... đặt bẫy ở gần đường đi của chuột, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, trong kho tàng.



 

- Biện pháp sinh  học: Sử dụng thiên địch của chuột để diệt chuột như duy trì và phát triển đàn mèo, chó; bảo vệ các loài trăn, rắn, chim cú…

- Biện pháp hóa  học:

 Sử dụng các loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép sử dụng trong nông nghiệp của Bộ NN-PTNT với cơ chế chống đông máu như: Racumin0.75TP, killmou 2.5DP, Rat-K 2%D, CAT 0,25WP… ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với môi trường. Trộn với lúa mầm hoặc cám thực phẩm, tôm, cua cá… Đặt mồi trộn ở bờ ruộng nơi gần hang hoặc gần đường đi của chuột, trên bờ mương, chân đê, bờ ruộng để diệt chuột rải thử ít một hôm sau kiểm tra thấy chỗ nào chuột ăn nhiều thì rải tập trung vào điểm đó. Nơi đặt bả phải cách xa nguồn nước sinh hoạt, xa các bãi chăn thả gia súc, gia cầm. Đặt bả vào chiều tối và sáng sớm, hôm sau phải thu nhặt bả thừa và xác chuột chết đem chôn.

         Lưu ý: Khác với dịch hại khác, việc tổ chức diệt chuột cần phải đồng loạt trong cả khu vực lớn, trong cả khu dân cư khu công nghiệp ngoài đồng ruộng, nếu chỉ diệt ở diện tích nhỏ thì sau một thời gian ngắn chuột ở khu vực xung quanh lại di chuyển tới sinh sôi nảy nở và tiếp tục gây hại. Diệt chuột cần tiến hành trong thời gian dài và tập trung vào các cao điểm như: thời điểm thứ nhất tháng 11 - 12 chuẩn bị rét thức ăn khan khiếm chuột đang phải gặm rễ củ của cây cỏ để ăn tích lũy dinh dưỡng chống chọi với rét. Thời điểm 2 khi đổ nước ải chuột thiếu nước trú ngụ phải di chuyển lên chỗ cao ráo và khi lúa đẻ nhánh rộ. Ngoài ra, trong cả vụ tùy mức độ gây hại có thể rải bổ sung thêm.
Tác giả : Ks. Lại Thị Trung
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: