CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kỹ thuật nuôi dê thương phẩm

Cập nhật: 24/05/2022

    Trong điều kiện dịch bệnh trên đàn lợn, đàn trâu bò và đàn gia cầm vẫn còn phát sinh, giá cả đầu vào (thức ăn, con giống,…) tăng cao, giá đầu ra không ổn định như hiện nay, gây khó khăn cho người chăn nuôi thì Dê là một trong những đối tượng người chăn nuôi nông hộ đang quan tâm và đầu tư phát triển. Đã có nhiều hộ làm vườn kết hợp với chăn nuôi Dê rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, một số hộ cũng không tránh khỏi những vướng mắc về kỹ thuật. Vì vậy, để chăn nuôi Dê có hiệu quả, người chăn nuôi cần áp dụng tốt quy trình kỹ thuật như sau:



1. Về chuồng trại



Hướng chuồng: Chọn hướng Đông hoặc Đông Nam để tránh mưa tạt, gió lùa.


Kích thước từ mặt đất đến sàn chuồng nuôi cao khoảng 0,8 – 1,0 m, tạo thông thoáng và không bị ẩm.


Nền chuồng (phía dưới sàn) cần làm có độ dốc để dễ dàng cho việc thu dọn phân và vệ sinh chuồng trại.


Sàn chuồng dùng gỗ hoặc tre tùy theo lứa tuổi Dê để chú ý khoảng cách khi ghép các thanh dưới sàn chuồng không quá dầy (phân Dê không thoát xuống dưới được, khó vệ sinh sàn), không quá thưa (tránh chân Dê bị kẹt).


Diện tích chuồng nuôi tùy theo số lượng Dê nuôi (thông thường khoảng 1m2/con) để chuồng nuôi được thông thoáng.


Có máng ăn, uống cho Dê và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.


2. Giống, cách chọn giống và chăm sóc Dê nuôi thịt thương phẩm


- Hiện nay giống Dê được nuôi phổ biến như: Dê Boer chuyên hướng thịt, Dê Bách Thảo chuyên dụng, Dê Cỏ (Dê địa phương), Dê Boer lai.


- Yêu cầu chung khi chọn giống: Chọn con giống nuôi có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, an toàn dịch bệnh (có thể theo dõi được cặp bố mẹ thì càng tốt). Không chọn những con có đặc điểm cổ ngắn, bụng nhỏ, lông tai trụi, đầu dài, tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn.


- Chăm sóc Dê nuôi thịt thương phẩm:


Sau khi Dê con sinh được 1 tháng tuổi nên tách riêng để nuôi thịt cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cỏ phơi héo và thức ăn tinh có nhiều chất đạm (lượng thức ăn tinh chiếm 30%, khẩu phần còn lại là thức ăn xanh)


Thức ăn và khẩu phần ăn: Có thể cho Dê ăn theo khẩu phần 4 – 5 kg thức ăn thô xanh/con/ngày + 0,4 – 0,6 kg thức ăn tinh/con/ngày.

 

Cho Dê ăn theo bữa, 2 bữa /ngày. Tăng dần lượng thức ăn nhằm tạo sự phát triển của dạ cỏ trong thời gian đầu.


Để thay đổi khẩu vị không nên cho Dê ăn một loại thức ăn xanh thường xuyên mà nên cho ăn nhiều loại cây, cỏ khác nhau, Dê sẽ sử dụng được nhiều thức ăn và tăng trọng nhanh. Đồng thời bổ sung thêm các loại khoáng và vitamin cho Dê để tăng sức đề kháng và Dê phát triển tốt.


Cung cấp đầy đủ nước sạch cho Dê uống.


3. Phòng và trị một số bệnh cơ bản


- Hàng ngày, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe đàn Dê, phát hiện những con bị bệnh (không nhanh nhẹn, không đi theo đàn, đi lại khó khăn, không nhai lại,…) để có biện pháp xử lý kịp thời.


- Không dùng thức ăn ẩm mốc cho Dê ăn.


- Cho Dê uống nước sạch và đủ nhu cầu (nhất là những ngày nắng nóng).


- Thường xuyên vệ sinh và sát trùng chuồng trại (định kỳ mỗi tuần 1 lần) để hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan.


- Tiêm phòng một số bệnh cho Dê như: Lở Mồm long móng, Tụ Huyết Trùng,...


- Tẩy giun sán và ngoại ký sinh trùng (bằng thuốc Invemectin), sán lá gan (bằng thuốc DertinB) và điều trị một số bệnh thường gặp như sau:


+ Bệnh Viêm Lở Miệng là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh gây ra ở mọi lứa tuổi, môi bị sưng, lở loét. Khi nặng có thể xảy ra ở mũi, mặt, tai và bầu vú. Nên cần cách ly, sát trùng chuồng trại. Dùng chanh chà lên vết loét sau đó bôi xanhmetylen vào chỗ loét.


+ Bệnh Viêm Kết Mạc Mắt: Do con vật tiếp xúc với con bị bệnh hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi, côn trùng kết mặc mắt bị sung huyết chảy nhiều nước mắt có nhiều rỉ mắt nên 2 mí mắt bị dính lại, nếu nặng có thể bị mù mắt. Điều trị sớm, nhỏ mắt với thuốc Gentadrop hoặc thuốc mỡ oxtracyline ngày 3 lần.


+ Hội chứng Tiêu chảy ở Dê: Thường xảy ra trên Dê non, nguyên nhân có thể do vi rút, vi khuẩn, cầu trùng. Dê bị tiêu chảy phân loãng, mùi thối, hậu môn dính bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, u rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh mắt nhợt nhạt. Phòng bệnh luôn để chuồng khô ráo, ấm áp cho Dê bú đủ sữa và thức ăn không ẩm mốc, uống nước sạch.


Điều trị bệnh với các loại thuốc như: Anticoc, Gentamycine trong 3 ngày.


Tác giả : Ks. Phạm Thị Xuyên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: