CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Phần II: Kỹ thuật nuôi gà Tò thương phẩm (Giai đoạn 5 tuần tuổi – xuất bán)

Cập nhật: 11/06/2022

    Thực hiện Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 16/6/2020 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện từ năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã triển khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh sản tiên tiến nhân giống gà Tò và xây dựng mô hình nuôi gà Tò thương phẩm theo hướng VietGAHP”.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà Tò đến kết thúc (5 tuần tuổi – xuất bán).


2.1. Mật độ


Mật độ chuồng nuôi:  5- 6 con/m


Diện tích vườn nuôi thường gấp 5 - 6 lần diện tích chuồng nuôi để gà được vận động sẽ cho khả năng tăng trưởng càng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh càng thấp.


Từ tuần 5 sau khi gà đã tập làm quen với môi trường chăn thả sau đó thả gà trong ngày, trừ những ngày mưa to.


Giai đoạn này gà đã được thả và ăn tự do trong ngày nên sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày, buổi tối chỉ thắp sáng vừa đủ để gà có thể nhìn thấy thức ăn.


2.2. Thức ăn và cho ăn


* Chế độ dinh dưỡng nuôi gà dò đến kết thúc


 


* Máng ăn:


Giai đoạn này nên sử dụng máng ăn dài hoặc máng P50 cho hợp vệ sinh. Chiều dài máng ăn bình quân/gà cần phải đảm bảo khoảng cách 4-5 cm/con.


* Kỹ thuật cho ăn:


Hàng ngày nên cung cấp thức ăn làm 2-3 lần để gà ăn hết thức ăn sau khi ăn, tăng khả năng bới nhặt và vận động tốt trong giai đoạn này để nâng cao giúp gà săn chắc tăng chất lượng thịt. Tránh cấp lượng thức ăn lớn gà không ăn hết dẫn đến ôi thiu làm mất tính thèm ăn của gà. Cần bổ sung thêm các loại thức ăn tận dụng và rau bèo sau khi cho gà ăn thức ăn tinh.


2.3. Nước uống và cho uống


Nước uống cho gà cần sạch và phải được cấp thường xuyên. Bồn chứa và ống dẫn phải vệ sinh hoặc thực hiện rửa sát trùng đúng thời hạn.


Sử dụng chụp nước uống bằng nhựa 6-8 lít cho 50-100 gà con. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà dễ tiếp cận không bị máng ăn che khuất.


2.4. Kiểm soát sự đồng đều


Trong giai đoạn này cần cân khối lượng để kiểm tra sự đồng đều của đàn gà. Chọn những gà còi yếu để nuôi riêng giúp cho gà còi không bị gà khẻo chèn ép và tranh thức ăn.


III. Quản lý, theo dõi đàn gà.


–  Phải có sổ sách để theo dõi và quản lý đàn gà


– Hàng ngày cần ghi chép lại lượng thức ăn cho gà ăn, số gà ốm và chết để theo dõi sát đàn gà và chăm sóc nuôi dưỡng tốt.


– Có sổ cân gà để kiểm soát độ đồng đều của đàn gà qua các giai đoạn phát triển.


– Thường kiểm tra sức khỏe đàn gà vào đầu giờ sáng hàng ngày.


– Kiểm tra tình trạng chung như dáng đi, các biểu hiện bất thường của gà như liệt chân, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho khó thở… Kiểm tra phân dưới nền chuồng.


– Kiểm tra tình trạng ăn uống, xem đàn gà có ăn uống như ngày thường hay có 1 số con hoặc cả đàn bỏ ăn…


– Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi, cho ăn thức ăn phù hợp với từng giống và lứa tuổi gà.


– Thực hiện nghiêm túc lịch phòng vắcxin và thuốc định kì cho đàn gà.


– Phải có sổ ghi chép đầy đủ chính xác về các loại thuốc và vắcxin sử dụng cho đàn gà, thời gian ngày giờ cho uống tiêm vắcxin.


– Nếu gặp những bệnh thông thường mà qua triệu chứng lâm sàng có thể chẩn đoán bệnh (cầu trùng, CRD) thì nên điều trị càng sớm càng tốt, trước khi giết thịt phải đảm bảo đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc kháng sinh.


* Xử lý gà ốm, chết:


– Không được giết mổ bừa bãi. Nếu gà bị ốm, chết không được bán hoặc ăn thịt. Phải có khu mổ khám và đốt hoặc chôn xác gia cầm. Khi chôn phải chôn sâu, trước khi lấp phải rắc vôi bột lên trên. Thường xuyên phun thuốc sát trùng khu vực này. Không được sử dụng lại thức ăn thừa của những đàn gà bị bệnh cho đàn khác.


– Trong quá trình thực hiện những công việc trên, người chăn nuôi đặc biệt phải chú ý bảo vệ mình bằng cách mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đi ủng, đeo kính bảo hộ, đội mũ, đi găng tay, sau khi thực hiện công việc xong phải tắm rửa và vệ sinh cá nhân cẩn thận.


IV. Vệ sinh phòng bệnh.


1. Vệ sinh thức ăn, nước uống


– Máng ăn, máng uống phải được rửa sạch và phun sát trùng hoặc ngâm foocmon 2% định kỳ 1 tháng 1 lần. Hàng ngày thay nước uống và rửa lại máng sạch sẽ.


– Nước cho gà uống phải là nước sạch, đạt các tiêu chuẩn về vi sinh vật và kim loại nặng…


– Làm sạch máng ăn trước khi cho gà ăn.


2. Vệ sinh chuồng trại, vườn chăn thả và môi trường xung quanh


– Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi và vườn chăn thả bằng các dung dịch thuốc sát trùng như Virkon 0,25%, Biocid 0,1%,… ít nhất tuần 1 lần.


– Phun sát trùng các khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng Biocid 0,3%, foocmon 2%, Virkon 0,5%, BKA 0,3%, thay đổi nhau tuần 1 lần.


– Thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi.


– Cuốc đất, phun sát trùng, rắc vôi các khu vực xung quanh trại định kỳ 2-3 tháng 1 lần.


– Thường xuyên diệt chuột và côn trùng ở khu vực chăn nuôi, làm cỏ, phát quang cây cối quanh khu vực chuồng nuôi để tránh những con vật mang mầm bệnh vào cho gà.


– Đảm bảo mật độ gà trong chuồng nuôi và vườn chăn thả phải đảm bảo đủ máng ăn, máng uống cho gà.


– Định kỳ dọn phân, nếu chuồng trại ẩm ướt thì phải dọn phân ngay, đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo.


3. Lịch phòng vắcxin cho gà Tò nuôi thịt





 

Tác giả : BSTY. Nguyễn Thị Dịu
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: