CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Các biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc, gia cầm

Cập nhật: 31/01/2023

    Thời tiết rét đậm, rét hại là những tác nhân Stress tác động trực tiếp đến đàn vật nuôi, làm chậm tốc độ sinh trưởng, tăng khả năng mẫn cảm với các loại mầm bệnh, thậm chí làm tăng tỷ lệ chết ở gia súc non, gia súc già. Đặc biệt, đối với đàn trâu, bò, ngựa thời tiết rét đậm còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc giảm nguồn thức ăn thô xanh. Để chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Vể chuồng trại


Kiểm tra kỹ lưỡng, sửa chữa hoặc làm mới các phần bị hư hỏng, gia cố lại mái chuồng đảm bảo không bị dột khi thời tiết có mưa. Che kín các khe hở, lỗ thủng trên tường chuồng, gia cố lại hệ thống cửa đảm bảo chuồng nuôi không bị mưa tạt, gió lùa. Đối với chuồng nuôi hở cần bổ sung thêm hệ thống rèm che xung quanh chuồng. Vào những ngày nhiệt độ không quá thấp hệ thống rèm chỉ nên che hướng gió chính, đặc biệt là gió bấc. Những ngày rét đậm, rét hại khi che rèm bạt xung quanh chuồng nuôi cần lưu ý để chuồng nuôi được thoáng khí, cần thiết bổ sung thêm quạt thông gió.

    

Chuồng nuôi phải đảm bảo đủ diện tích để nuôi nhốt toàn đàn khi trời giá lạnh. Nền chuồng không đọng nước, không ẩm thấp. Đệm lót chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, đủ độ dầy. Có chuồng/lồng úm gia súc, gia cầm non.

         

Bổ sung, nâng cấp hệ thống sưởi ấm bên trong chuồng nuôi như lắp đặt hệ thống đèn hồng ngoại.

         

Chuẩn bị kho chứa thức ăn tinh, dự trữ thức ăn thô xanh đảm bảo đủ diện tích để trữ đủ lượng thức ăn cần thiết cho toàn đàn trong khoảng 7 đến 10 ngày hoặc lâu hơn khi có sự cố rét đậm, rét hại kéo dài.