CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Chăm sóc lúa sau gieo cấy vụ xuân 2024

Cập nhật: 22/02/2024

    Hiện nay, trên toàn Tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa xuân 2024. Để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau


1. Với lúa cấy:


* Về nước tưới: Giai đoạn sau cấy, cần giữ mực nước nông 2-3 cm để lúa nhanh bén rễ, giữ ấm gốc lúa và đẻ nhánh khỏe. Khi lúa đã đạt số nhánh tối đa cần rút cạn nước, phơi khô mặt ruộng từ 5- 7 ngày nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu; sau đó đưa nước vào để dưỡng đòng.


* Dặm tỉa: Do cây lúa có khả năng bù bông, nên cơ bản chỉ cần tiến hành dặm tỉa sớm trên diện tích mất khoảng nhiều để đảm bảo mật độ.


* Phân bón: Để cây lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh tập trung, hạn chế nhánh vô hiệu, bà con cần lưu ý bón phân thúc khi trời ấm, nhiệt độ trên 150C và có thể chia làm 2 lần:


Lần 1: Khi lúa đã bén rễ hồi xanh và bật lá non, tranh thủ thời tiết ấm cần bón thúc ngay. Bón 2/3 lượng NPK chuyên thúc của các công ty có uy tín trên thị trường (loại NPK có hàm lượng cao như 16:16:8, 16:5:17…). Sau khi bón tiến hành làm cỏ, sục bùn để hạn chế hiện tượng nghẹt rễ, lúa đẻ nhánh kém và cỏ dại giúp ruộng lúa thông thoáng, bộ rễ phát triển khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt.

 



Lần 2: Tùy thuộc điều kiện thời tiết có thể bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 12-15 ngày, bón hết lượng phân thúc còn lại.



Khi lúa bắt đầu phân hóa đòng, tùy điều kiện cụ thể (như thời tiết, sức sinh trưởng của cây, chân đất…) có thể bón từ 3 - 4 kg NPK có hàm lượng Kali cao để nuôi đòng, nuôi hạt.


2. Với diện tích gieo thẳng:


Đối với diện tích mới gieo thẳng chưa ra lá thật, cần giữ đủ ẩm không đọng vũng nước trên mặt luống.


Khi lúa được trên 2 lá cần đưa nước vào láng chân, bón nhử 2-3 kg đạm ure và xử lý ốc bươu vàng, cỏ dại. Sau 5-7 ngày tiến hành bón thúc và tỉa dặm kịp thời như lúa cấy.


 


Cần chủ động bám sát diễn biến của thời tiết để có biện pháp phòng bệnh đạo ôn cho diện tích lúa tốt sớm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các đối tượng gây hại như ốc bươu vàng, chuột, sâu cuốn lá, bệnh nghẹt rễ vàng lá, bệnh đạo ôn… để kịp thời xử lý.


Tác giả : Ks. Phạm Thị Tươi
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: