CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số vấn đề cần lưu ý chăm sóc tôm sú trong thời gian mưa nhiều

Cập nhật: 09/05/2014

    Hiện nay tôm sú nuôi vụ xuân hè năm 2014 đã cơ bản xuống giống xong, đợt đầu thả giống đã được trên dưới một tháng. Từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 do điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi, mưa đầu mùa với lượng mưa đạt trên 100 ml trên diện rộng làm độ mặn của các ao đầm nuôi tôm sú giảm đáng kể, để quản lý chăm sóc đàn tôm nuôi được tốt bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

1,Với những ao đầm xuống giống muộn

            Ngoài việc chọn tôm giống tốt, có chất lượng và không bị nhiễm bệnh người nuôi cần hết sức chú ý việc thuần hóa độ mặn cho tôm trứơc khi xuống giống, do độ mặn nước ao nuôi thấp hơn so với  bể ương nuôi ( Khoảng 10-15%0) Để tránh xốc độ mặn, tôm giống phải được thuần hóa trong khoảng thời gian 10-15h, sự chênh lệnh về độ mặn giữa bể ương và nước ao nuôi không quá 5‰

 2,Xả nước tầng mặt

             Sau mưa lượng nước mưa chủ yếu tích tụ trên tầng mặt cần xả lượng nước mưa này ra ngoài bằng cách: mở phai cống thoát từ 10 -12 cm so với mặt nước ao (Đối với cống hở) hoặc nghiêng ống cống (Đối với cống kín), theo dõi lịch thủy triều và độ mặn của nước biển hàng ngày để bổ xung nước mặn vào ao lượng nước thêm vào ao không quá 30% để trách gây sốc cho tôm  

 3, Tăng pH nước ao nuôi

             Khi mưa pH nước ao nuôi xuống thấp, bà con nên sử dụng vôi bột với liều lượng 5- 10kg/1000m2. Vôi bột cần hòa với nước té đều kháp mặt ao và xung quang bờ ao.

4, Gây màu nước

            Độ mặn giảm độ đục của ao cao do mưa vì vậy dễ gây mất tảo đột ngột, tảo chết lắng xuống đáy 2 – 3 ngày không được xử lý sẽ gây thiếu Oxy, gây độc làm tôm chết hàng loạt. Để khắc phục bà con nên xử lý bằng zeolai hoặc chế phẩm sinh học, sau đó gây lại màu nước ao nuôi bằng phân vô cơ N P K với tỷ lệ 1 : 2 :3 kg/1000m2 kết hợp với chế phẩm sinh học gây màu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5, Bổ xung vitamin C

          Do mưa lượng thức ăn tự nhiên trong ao, đầm xuống thấp vì vậy cần tăng lượng thức ăn , bổ xung VitaminC vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Tác giả : Ks. Nguyễn Hồng Minh TTKNKNKN Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: