CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO GIA SÚC GIA CẦM MÙA MƯA BÃO

Cập nhật: 08/07/2014

    Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước ta đang phải gánh chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thì mùa mưa bão năm 2014 sẽ có những diễn biến phức tạp với số lượng cơn bão có thể ít hơn mọi năm nhưng cần đề phòng những cơn bão có cường độ mạnh và đường đi phức tạp. Mưa bão làm giảm khả năng STPT của đàn gia súc gia cầm, làm gia tăng dịch bệnh và thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc gia cầm trong mùa mưa bão, người chăn nuôi cần theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày và thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Trước khi mưa bão:

- Kiểm tra chuồng trại:

+ Nếu làm ở vùng trũng; vùng thường bị sạt lở cần tôn cao nền hoặc phải di dời đàn gia súc, gia cầm đến nơi cao ráo an toàn. Làm rèm che chắn mưa tạt, gió lùa, nhằm mục đích giữ  cho vật nuôi và nền chuồng không bị ướt. Kiểm tra lại mái chuồng nuôi và hệ thống cửa, cần chủ động che chắn gia cố chuồng trại không để tốc mái hay mưa hắt vào chuồng nuôi bằng phên, tre luồng, dây buộc, bao cát…., phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm.

          + Tăng cường vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, giữ cho nền chuồng luôn khô ráo, không để đọng phân, nước, thường xuyên thay chất độn chuồng. Phun thuốc tiêu độc, sát trùng ít nhất 2 lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh có trong môi trường.

+ Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm. Chặt bớt những cành cây to trên mái chuồng để chống cây đổ làm hỏng mái.

+ Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi... để giữ ấm.

          - Dự trữ thức ăn, nước uống:

+ Cần dự trữ thức ăn đủ dùng cho vật nuôi trong 1 tuần. Đặc biệt đối với trâu bò dê cần dự trữ rơm, cỏ, thức ăn ủ chua, thức ăn tinh do các loại cỏ thường bị chết do ngập nước.

Nên có phương pháp bảo quản thức ăn tránh bị lũ lụt cuốn trôi, bị mưa tạt làm ẩm mốc, kém chất lượng, thậm chí gây độc cho vật nuôi.

+ Phải đảm bảo luôn có đủ nước sạch cho vật nuôi uống, có thể sử dụng nước máy hoặc nước sông đã được khử trùng bằng các loại hóa chất có thể uống được như Chloramin-B, Thuốc tím…

          - Chăm sóc nuôi dưỡng: Thực hiện triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng với bệnh tật của gia súc, gia cầm. Trong đó biện pháp tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin giữ một vai trò quan trọng: đàn trâu bò tiêm vắc xin LMLM, THT…, đàn lợn tiêm vắc xin 4 bệnh đỏ, tai xanh, LMLM…, đàn chó mèo tiêm vắc xin dại…đối với vịt, ngan: vắc xin viêm gan do vi rút, tụ huyết trùng, dịch tả, cúm gia cầm… Đối với gà: vắc xin Gumboro, newcastle, tụ huyết trùng, CRD, cúm gia cầm…

2. Trong khi mưa bão

          - Thường xuyên kiểm tra chuồng trại, khắc phục ngay những nơi mưa tạt, gió lùa. Nếu GSGC bị ướt hoặc nền chuồng ngập nước cần di dời vật nuôi đến những nơi cao ráo, an toàn hơn.

          - Kiểm tra cống rãnh thoát nước, nếu bị tắc phải khơi thông ngay, không để nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.

          - Kiểm tra sự an toàn của đàn vật nuôi, nơi dự trữ thức ăn nước uống. Nếu không an toàn cần khắc phục ngay.

- Đối với gà cần đặc biệt chú ý không để bị mưa hắt ướt, nếu bị ướt cần đưa ngay lên chỗ cao ráo và sưởi ấm.

3. Sau khi mưa bão

          - Kiểm tra lại chuồng trại: khắc phục những chỗ bị hư hại, khơi thông cống rãnh. Tăng cường vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, giữ cho nền chuồng luôn khô ráo, không để đọng phân, nước, thường xuyên thay chất độn chuồng. Phun thuốc tiêu độc, sát trùng ngay, sau đó nhắc lại  ít nhất 2 lần 1 tuần để tiêu diệt mầm bệnh có trong môi trường.

          Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm. Nếu có hư hại phải khắc phục ngay.

          - Chăm sóc nuôi dưỡng:

Thực hiện triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng với bệnh tật của gia súc, gia cầm. Người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau:

+ Cung cấp thức ăn dễ tiêu, đủ lượng, đảm bảo dinh dưỡng và không bị ẩm mốc cho đàn vật nuôi. Cho uống đủ nước sạch, có thể sử dụng nước máy hoặc nước sông đã được khử trùng bằng các loại hóa chất có thể uống được như Chloramin-B, Thuốc tím… Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, chất điện giải, đường gluco để nâng cao khả năng kháng bệnh.

+ Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi để kịp thời cách ly những con ốm ra điều trị riêng. Hạn chế không cho người ngoài và động vật ra vào khu vực chăn nuôi. Nếu có dịch bệnh xảy ra thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc ban chăn nuôi thú y để được hướng dẫn.

+ Đối với gia súc gia cầm non: Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án sưởi ấm dự phòng như bếp than, bếp trấu, củi... để giữ ấm.

Tác giả : BSTY. Bùi Thị Chuyên - TTKNKNKN Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: