CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Hướng dẫn đề phòng ngập úng sau mưa lớn đối với lúa mùa 2014

Cập nhật: 17/07/2014

    Thực hiện đề án của tỉnh, đến thời điểm này bà con nông dân đang tập trung gieo cấy vụ mùa. Trong đó có nhiều địa phương đã gieo cấy xong, chuẩn bị bước vào khâu chăm sóc. Sau cấy trời có mưa rất thuận lợi cho lúa phát triển.

Theo dự báo của cơ quan khí tương thủy văn thời gian tới có thể có mưa lớn do ảnh hưởng của bão. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, bà con cần chủ động phòng chống kịp thời để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra. Lúa mùa không sợ lúa chết khô, mà chỉ sợ chết úng. Nếu khô thì chỉ cần bơm nước một ngày là đủ, nhưng nếu bị úng thì tiêu nước hàng tuần cũng chưa hết. Tiêu nước chậm lúa, màu bị ngập hoàn toàn trong nước rất khó phục hồi. Bà con cần kiểm tra đồng ruộng và chủ động thực hiện một số công việc cần thiết sau:

1. Tập trung cấy xong đảm bảo thời vụ. Sau cấy 5-7 ngày nếu thời tiết thuận lợi nên bón phân thúc sớm.

- Cần giữ lại mạ dự phòng đề phòng có mưa lớn gây gập úng chêt lúa

- Về nước tưới cần thực hiện phương châm “giữ cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng”. Nghĩa là sau cấy chỉ cần giữ một lớp nước nông để lúa bén rễ hồi xanh nhanh.

2. Nếu có mưa lớn, bà con cần khẩn trương thực hiện các biện pháp sau:

- Khẩn trương tháo nước nhanh bằng mọi biện pháp như là khơi thông dòng chảy ở mương máng, sông ngòi, thậm chí huy động cả máy bơm để tiêu nước ở vùng trũng úng cục bộ.

- Sau khi thoát nước thấy lộ lá lúa, nếu thấy lá bẩn cần té nước rửa lá giúp lúa quang hợp, đồng thời nên phun các chế phẩm sinh học qua lá như KH, Sông hồng, ET... để giúp lúa phục hồi nhanh. Có thể phun lặp lại lần 2 sau khi phun lần 1 khoảng 4-5 ngày. Không bón đạm đơn khi lúa chưa phục hồi.

- Khi lúa đã phục hồi, nếu chưa bón phân thúc thì khẩn trương bón ngay, sử dụng các loại phân NPK chuyên thúc giúp lúa chống chịu tốt. Nếu đã bón phân thúc mà thấy lúa đói ăn thì có thể bón thêm 3-4 kg NPK chuyên thúc loại dễ tan/ sào. Hoặc có thể dùng 3-4 kg ure + 4-5 kg Kaly Canada trộn để bón thúc ngay cho 1 sào (Không sử dụng đạm đơn để bón hạn chế bạc lá sau này, không bón kaly muộn). Nếu thấy ruộng có rong rêu cần tháo cạn nước và bón vôi lượng 10-15 kg/sào.

- Diện tích cấy muộn, cần dặm tỉa những chỗ mất khoảng do ốc bươu vàng phá hoại hoặc do ngập úng, nắng nóng lúa bị chết để đảm bảo mật độ.

- Khi trời nắng, kiểm tra ruộng, nếu thấy có biểu hiện bệnh bạc lá cần  phun phòng kịp thời, sử dụng các loại thuốc theo khuyến cáo của chi cục BVTV.

                                                                            

Tác giả : KS Mai Thị Thu Hương - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: