CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Hoạt động dự án MCD tại Tiền Hải

Cập nhật: 27/10/2014

    Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động không vì lợi nhuận, được thành lập từ năm 2003. MCD cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ các hệ sinh thái biển và cải thiện đời sống của cộng đồng ven biển thông qua bản địa hóa kiến thức và kinh nghiệm quốc tế liên quan thành các mô hình thích ứng thực tế trong bối cảnh Việt Nam.

 

MCD hoạt động ở các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia và khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) mà trong đó có các yếu tố biển và ven biển được xác định là ưu tiên quốc gia. Các nghiên cứu và nỗ lực phát triển cộng đồng MCD tập trung vào các hệ sinh thái đất ngập nước, đồng bằng châu thổ, duyên hải miền trung và các đảo ven biển.

Với sự hỗ trợ bởi quỹ phát triển úc, MCD kết hợp với UBND tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng  tiến hành thực hiện hoạt động dự án “Mở rộng quan hệ đối tác giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu”.

          Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, có bờ biển dài 54 km, địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Với địa hình như vậy, Thái Bình cũng là một trong những tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH) như: nhiệt độ tăng dần, nước biển dâng, hạn hán, thiên tai, bão, lũ thất thường,...

          Các xã Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú - Tiền hải nằm sát biển và đều phải chịu sự tác động từ những ảnh hưởng của BĐKH gây ra.

        Hiện nay các sinh kế chủ yếu tại 3 địa phương này là trồng lúa nước và nuôi trồng Thủy sản. Trong những năm gần đây điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, ví dụ như: Hiện tượng xâm nhập mặn làm cho cây trồng nhất là lúa nước bị kìm hãm và không phát triển được, thủy sản (tôm, cá…) cũng chậm phát triển và bị dịch bệnh; Bão gió thất thường (năm 2012) không theo quy luật nên các hộ sinh kế chủ quan, không có sự phòng bị dẫn đến bị thất thu về nông, thủy sản; Hay hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài (năm 2008, 2011..) đã làm hàng nghìn hecta lúa chậm phát triển và tốn kém chi phí, thủy sản bị chết hàng loạt; mưa lớn làm ngập lụt (2012)….. Như vậy, các sinh kế này đều hình thành và phát triển dựa trên đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hiểu biết và kinh nghiệm của người nông dân. Năng suất, hiệu quả của các sinh kế này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu và các biến động về môi trường, do vậy thu nhập thiếu tính ổn định.

          Với mục đích để nâng cao khả năng tự phục hồi của nhóm người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các hộ nghèo, phụ nữ đơn thân, những người sống ở vùng biển bị tác động bởi BĐKH và các thảm họa. Và hướng tới việc giảm thiểu nguy cơ, cải thiện sinh kế của  nhóm người dễ bị tổn thương ở 3 xã trọng điểm ven biển trước những tác động không thể tránh khỏi của BĐKH . Dự án đã đánh giá thực trạng tính dễ bị tổn thương có sự tham gia (PCVA), dự án đã lựa chọn và thành lập các nhóm nghề sinh kế tại 3 xã của  tỉnh Thái Bình, và hỗ trợ người dân của huyện Tiền Hải với 03 nhóm sinh kế chính trên tổng số 242 hộ (4,5 triệu đồng/hộ) bao gồm: 159 hộ lúa, 49 hộ cá, 34 hộ trồng nấm.

Do dự án dự án đã lồng ghép tính thích ứng BĐKH với các sinh kế truyền thống tại địa phương nên rất sát thực với đời sống của người dân đảm bảo độ bền vững cao.

Để tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm cho nhóm sinh kế tại vùng dự án Thái Bình, MCD phối hợp với Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình (TTKN) tổ chức hội thảo, tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm mô hình sinh kế thích ứng BĐKH, tăng cường năng lực cho các hộ nhóm sinh kế

Thông qua các buổi tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, người dân đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn sinh kế thích ứng giảm bớt chi phí, giảm bớt ô nhiễm môi trường sinh thái

    Sau một thời gian thực hiện thí điểm và ghi nhận những kết quả ban đầu, phần lớn người dân tỏ ra phấn khởi, hào hứng với các mô hình và cách làm này, người dân thêm tin tưởng hơn vào hướng đi của dự án và nhiều hộ chủ động mở thêm diện tích, quy mô sản xuất và giới thiệu, vận động thêm bà con nông dân xung quanh cùng tham gia.

Tuy nhiên, bên cạnh đó nhận thức của một số người dân về biến đổi khí hậu và sinh kế thích ứng BĐKH rất hạn chế, do vậy các hộ này thiếu nhiệt tình khi điều chỉnh, thay đổi thói quen phát triển các mô hình sinh kế thích ứng theo hướng dẫn của dự án, hiện nhiều hộ và cả cán bộ xã vẫn đang hiểu đây là một dự án giúp xóa đói giảm nghèo cho địa phương. Nên tính nhân rộng sẽ còn gặp nhiều khó khăn

Do vậy, dự án cần tổ chức thêm một số lớp tập huấn về BĐKH và sinh kế thích ứng BĐKH cho các hộ dân (có nhận thức hạn chế) nhằm tăng cường hiểu biết, nhận thức các hộ hưởng lợi, từ đó các hộ phát triển sinh kế đúng hướng, chủ động và nhiệt tình hơn trong việc áp dụng các hoạt động sinh kế thích ứng.

Cần xây dựng và hỗ trợ một số hộ “điểm” điển hình về sinh kế thích ứng nhằm tạo ra được các điển hình thành công, từ đó có sức lan tỏa và nhân rộng ra cộng đồng một cách tự nhiên (khi dự án kết thúc).

Xây dựng cam kết với các hộ được hỗ trợ trọn gói là sau khi thực hiện thành công sẽ có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến ra cộng đồng địa phương.

Tác giả : Ks. Phạm Thị Hiên Trung Tâm KNKNKN Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: