CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kết quả hoạt động lồng ghép giữa dự án MCD với chương trình khuyến nông nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Cập nhật: 02/02/2015

    Trong 2 năm qua, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư đã phối hợp với MCD tổ chức nhiều hoạt động góp phần giảm thiểu rủi ro của BĐKH như là thực hiện truyền thông thông qua các chương trình khoa giáo, viết bài cho bản tin, trang Website của Trung tâm và xây dựng các mô hình trình diễn ảnh hưởng đến sinh kế bền vững.

Trong những năm gần đây thời tiết diễn ra không còn theo quy luật: nhiệt độ đang có xu hướng tăng dần, nước biển dâng, hạn hán, thiên tai, bão, lũ xảy ra thất thường,... Thái Bình cũng là một trong những tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH). Với dân số khoảng 1,8 triệu người, thành phần dân số 70% lao động nông thôn và là một tỉnh sản xuất nông nghiệp thì việc chịu tác động của BĐKH là rất lớn.

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) là một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam hoạt động không vì lợi nhuận. Với sự hỗ trợ bởi quỹ phát triển Úc, MCD kết hợp với UBND tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng tiến hành thực hiện hoạt động dự án “Mở rộng quan hệ đối tác giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu”. Ngày 26 tháng 01 năm 2015, đoàn tài trợ đã về nghiệm thu chương trình triển khai dự án tại Thái Bình trong 2 năm 2013-2014. Các kết quả hoạt động cho thấy rõ ảnh hưởng của dự án đến sự thích ứng của người dân với BĐKH toàn cầu.

Trong 2 năm qua, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư đã phối hợp với MCD tổ chức nhiều hoạt động góp phần giảm thiểu rủi ro của BĐKH như là thực hiện truyền thông thông qua các chương trình khoa giáo, viết bài cho bản tin, trang Website của Trung tâm và xây dựng các mô hình trình diễn ảnh hưởng đến sinh kế bền vững. Bao gồm các MH trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

Về trồng trọt, xây dựng mô hình trồng lúa nhằm lựa chọn những giống lúa tốt (RVT, C.ưu đa hệ số 1...); Hướng dẫn điều chỉnh các giải pháp kĩ thuật thâm canh cao …để tăng tính chống chịu và thích nghi với BĐKH. Mô hình sản xuất nấm tận dụng nguồn rơm rạ để trồng, tránh đốt rơm rạ hạn chế ô nhiễm môi trường, tận dụng thời gian, tăng thu nhập. Mô hình sử dụng chế phẩm Emunic, Trichoderma xử lý rơm rạ hoặc phân vi sinh Azotobacterin bón cho cây trồng nhằm sử lý các phụ phẩm nông nghiệp để giảm sự lây lan nguồn bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng nguồn phân hữu cơ tái tạo cho cây trồng, cho đất canh tác, giảm chi phí đầu tư. Mô hình giảm phát thải khí nhà kính mục đích điều chỉnh các giải pháp kỹ thuật để giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa. Mô hình cánh đồng mẫu giúp sản xuất tập trung, nông dân đầu tư kỹ thuật cao hơn, chi phí nước tưới, công theo dõi phòng trừ sâu bệnh giảm, tiện lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Khi kết hợp được với các doanh nghiệp để làm sản phẩm hàng hóa thì hiệu quả tăng lên từ 1,2 – 1,4 lần so với sản xuất thông thường. Mô hình sử dụng giống lúa chịu mặn nhằm chọn được những giống lúa chống chịu tốt đặc biệt là thích ứng được với sự xâm nhập mặn.

Về chăn nuôi thủy sản có các MH như: Mô hình nuôi ghép cá nước ngọt (Cá trắm cỏ, rô phi, cá chép V1) tận dụng được thức ăn của các tầng mặt nước, hạn chế gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Hay MH ứng dụng công nghệ BIOFLOC nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng nhằm xử lý chất thải hữu cơ trong môi trường nuôi thành thức ăn cho tôm, hạn chế tôm bị bệnh... Mô hình nuôi ghép các rô phi đơn tính – rong câu – tôm sú giúp tận dụng nguồn thức ăn tầng mặt nước và vệ sinh môi trường nuôi để hạn chế ô nhiễm và tăng hiệu quả....Ngoài ra còn có các MH chăn nuôi như đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn và gà (35- 40 mô hình/năm) ở 8 huyện thị trong Tỉnh. Mô hình thực hiện một chu trình khép kín, tận dụng nguồn nguyên liệu từ mô hình trồng lúa vừa cho hiệu quả  tốt, vừa xử lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, giảm mùi hôi thối rõ rệt,...

Từ các chương trình hoạt động lồng ghép giữa Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư với MCD đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH thông qua các mô hình “Mắt thấy, tai nghe”. Và chính từ các mô hình mà người dân tự tay làm, họ đã tìm được lợi ích khi triển khai nên mô hình sẽ có tính bễn vững cao.

Thông qua quá trình hoạt động này, chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Để các mô hình thích ứng với BĐKH bền vững và có hiệu quả, cần: Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của ngưòi dân về nguy cơ BĐKH; Lựa chọn đúng đối tượng để triển khai; Lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn (MCD, KN, DA…) hưóng đến các mô hình sinh kế bền vững; Tạo các liên kết ngang và liên kết dọc để cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra giúp giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, để mô hình có thể tiếp tục phát triển rộng và mang tính bền vững rất cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ hơn nữa của MCD với các Tỉnh nằm trong vùng dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra; Hiện nay ở mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương, mỗi đơn vị đều có các chương trình, dự án ứng phó với BĐKH. Nếu để các hoạt động riêng lẻ sẽ không tạo nên được sức mạnh tổng thể nên cần có sự điều phối chung và lồng ghép các chương trình với nhau; Tiếp tục công tác tuyên truyền, để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, mọi ngưòi dân đối với thách thức của BĐKH; Cần xã hội hoá cho toàn dân không riêng gì với các khu vùng đệm.
Tác giả : KS Phạm Thị HIên - Trạm KN Tiền Hải
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: