CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
KẾT QUẢ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI THỤY PHÚC – THÁI THỤY

Cập nhật: 07/05/2015

    Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả (cây lúa) sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao, năm 2014 TTKNKNKN TB kết hợp với HTX DVNN Thụy Phúc – Thái Thụy triển khai mô hình chuyển đổi chân đất 2 lúa sang công thức luân canh: “Khoai tây xuân – Dưa hè – Lúa mùa – Bí xanh” đã thu được kết quả tốt.

Sau một năm triển khai mô hình chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Kết quả vụ nhân giống khoai tây cho thấy: giống Khoai tây Solara nhập nội sinh trưởng và phát triển tốt; đáp ứng được yêu cầu đặt ra về năng suất và chất lượng củ giống. Năng suất trung bình của khoai tây giống Solara ở vụ xuân năm 2014 đạt 470 kg/sào, trong có có trên 80% củ đạt tiêu chuẩn chất lượng làm giống; với giá bán tại ruộng là 9000đ/kg đã đem lại thu nhập 4,2 triệu đồng/sào/vụ, trừ chi phí sản xuất cho thu lãi từ 2 - 2,5 triệu đồng/sào/vụ. Sau khi thu hoạch khoai tây nông dân Thụy Phúc trồng dưa gang xuất khẩu, năng suất trung bình của dưa đạt 1 tấn/sào; với giá bán 3000đ/kg, thu 3 triệu đồng/sào, lãi thuần từ 1,5 - 2 triệu đồng/sào. Sau dưa bà con khẩn trương làm đất cấy lúa mùa để có thóc ăn quanh năm. Vụ lúa này năng suất đạt xung quanh 2 tạ/sào, vừa đủ chi phí công lao động. Sau lúa mùa nông dân Thụy Phúc lại đặt bầu bí xanh để kịp thời vụ cây vụ đông ưa ấm. Do điều kiện thời tiết năm 2014 mưa nhiều ở giai đoạn ra hoa lứa đầu nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất bí xanh; năng suất trung bình chỉ đạt 0,8 tấn/sào với giá bán 4000đ/kg thì nông dân thu lãi được 2 triệu/sào. Như vậy, sau 4 vụ sản xuất tại mô hình chuyển đổi, tổng lãi 1 năm đạt 5,5-6,5 triệu đồng/sào, tương đương 152 - 180 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 2 lần so với phương thức canh tác truyền thống.

Không chỉ đạt hiệu quả về kinh tế mà mô hình còn mang lại hiệu quả về xã hội to lớn. Thông qua mô hình đã có hàng trăm hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và kỹ thuật sản xuất khoai tây giống, trồng bí xanh, dưa gang xuất khẩu. Ngoài ra, còn giúp cho bà con nông dân làm quen với việc sản xuất gắn với thị trường, hình thành mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp.

Từ thành công của mô hình chuyển đổi năm 2014 đến nay mô hình đã và đang được nhân rộng không chỉ trên địa bàn xã mà còn ở nhiều địa phương khác. Qua đây, có thể thấy rằng việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng chất lượng và hiệu quả đã và đang là yêu cầu cấp thiết của sản xuất. Thành công của mô hình giúp các địa phương có thêm sự lựa chọn trong việc lựa chọn cơ cấu giống cây trồng hợp lý để góp phần vào thực hiện thành công mục tiêu đưa “sản xuất phát triển” trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Tác giả : ThS. Phạm Tiến Cường - TTKNKNKN Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: