CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số lưu ý vệ sinh đồng ruộng, làm đất vụ mùa 2018

Cập nhật: 21/06/2018

    Thời gian từ thu hoạch lúa xuân đến gieo cấy lúa mùa rất ngắn, trong khi đó người dân chủ yếu gặt lưng cây lúa, lượng rơm rạ để lại trên đồng rất lớn. Đây không những nguồn cư trú sâu bệnh hại chuyển từ vụ xuân sang gây hại lúa mùa, mà còn gây khó khăn trong quá trình làm đất, nếu không khẩn trương làm đất sẽ chậm thời vụ, lượng rơm rạ trên ruộng chưa kịp thối ngấu đã phải cấy ngay dễ xảy ra hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn đầu vụ, cuối vụ bị bạc lá


     Trong những năm gần đây thời tiết thay đổi khó lường nên chủ trương của vụ mùa là gieo cấy càng sớm càng tốt đúng như câu: “Mùa hơn đêm chiêm hơn dược”, đặc biệt là đối với các giống ngắn ngày như hiện nay. Tuy nhiên thời gian từ thu hoạch lúa xuân đến gieo cấy lúa mùa rất ngắn, trong khi đó người dân chủ yếu gặt lưng cây lúa, lượng rơm rạ để lại trên đồng rất lớn. Đây không những nguồn cư trú sâu bệnh hại chuyển từ vụ xuân sang gây hại lúa mùa, mà còn gây khó khăn trong quá trình làm đất, nếu không khẩn trương làm đất sẽ chậm thời vụ, lượng rơm rạ trên ruộng chưa kịp thối ngấu đã phải cấy ngay dễ xảy ra hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn đầu vụ, cuối vụ bị bạc lá. Do vậy để diệt mầm mống sâu bệnh hại chuyển vụ, kịp thời làm đất thối ngấu đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa mùa, cần thực hiện một số công việc sau:


      - Công tác vệ sinh đồng ruộng: Các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền nông dân cắt sạch cỏ bờ, vạc bờ, cuốc góc, đồng thời cần vớt sạch bèo bồng, khơi thông dòng chảy. Không vứt rơm rạ ở lòng sông, bờ mương máng là nơi cư trú sâu bệnh hại, gây ách tắc dòng chảy.


      - Công tác làm đất: Các địa phương cần huy động tối đa lực lượng, phương tiện máy móc khẩn trương làm đất, đẩy nhanh tiến độ cày lật đất. Sử dụng các loại máy cày có công suất lớn, thu hoạch lúa xuân đến đâu tiến hành cày lật đất ngay đến đó. Khi làm đất các địa phương cần bơm và giữ nước để thuận tiện cho quá trình làm đất và phân hủy rơm rạ.


 


      Tại Thái Bình một số địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng  phân vi sinh, chế phẩm xử lý rơm rạ trong quá trình làm đất như phân vi sinh Azotobacterin, chế phẩm Sumitri, AT-YTB...  vừa giúp rơm rạ nhanh thối ngấu, hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa, vừa bổ sung dinh dưỡng lại cho đất, bổ sung vi sinh vật có ích giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón. Xin hướng dẫn cách sử dụng như sau:


     * Phân vi sinh Azotobacterin: là loại phân kết hợp nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật cố định đạm từ khí trời, vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ, vi khuẩn chuyển hóa từ khó tiêu thành dễ tiêu, vi khuẩn ức chế sinh trưởng của nấm hại. Do vậy, khi sử dụng phân vi sinh Azotobacterin không những có tác dụng phân giải nhanh các chất tàn dư thực vật như rơm rạ, cỏ... làm đất tơi xốp, thoáng khí, mềm hơn, giảm được hiện tượng ngộ độc hữu cơ thường xảy ra trong vụ mùa, mà còn tích tụ và làm gia tăng số lượng, chủng loại vi sinh vật có ích trong đất; đồng thời nâng cao khả năng chống chịu của cây trồng do ức chế sinh trưởng của các loại nấm, vi khuẩn có hại, giúp bảo vệ cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn.


     Cách làm: Sau khi thu hoạch rắc mỗi sào 7-10 kg phân vi sinh Azotobacterin rồi tiến hành cày dầm hoặc lồng dập rạ và giữ nước 5-7 ngày là bừa cấy được. Khi bón phân thúc giảm 30% lượng phân.


     Thành phần phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng Azotobacterin chứa không nhỏ hơn 10CFU/g vi khuẩnAzobacter vinelandii (vi khuẩn cố định ni tơ), 108 CFU/g vi khuẩn Baccillus subtilis đối kháng và chất mang. Sản phẩm do công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu (Hà Nội) sản xuất, đã được tặng thưởng Cúp vàng nông nghiệp tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế năm 2006 và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam theo thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT ngày 15/04/2011.

 

     * Chế phẩm Sumitri


     Thành phần gồm Trichoderma, Acid Humic, Acid Fulvic và các chất dinh dưỡng vi lượng: Mg, S, Ca, Zn, Cu… Có tác dụng: phân hủy nhanh rơm rạ, ngăn hiện tượng ngộ độc hữu cơ, kích thích sự phát triển của bộ rễ cây trồng, đối kháng đối với các vi sinh vật gây hại giúp hạn chế bệnh, đồng thời bổ sung dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng.


     Lượng dùng: 100-150 gram/sào


     Cách làm: Trộn đều chế phẩm với cát sạch, sau đó rắc đều hỗn hợp vừa trộn vào ruộng. Giữ nước 7-10 ngày rồi bừa cấy.


     * Vôi bột


     Lượng dùng: 15-20 kg/sào


     Cách làm: rắc đều rồi tiến hành cày lồng dập rạ, giữ nước đều trên mặt ruộng khoảng 10-15 ngày thì bừa cấy. Tuy nhiên, bón vôi hiệu quả không cao bằng sử dụng Phân vi sinh Đa chủng đa chức năng Azotobacterin hoặc một số chế phẩm trên. Bón vôi thời gian phân hủy chậm hơn.

Tác giả : Tjs. Nguyễn Thị Nguyệt - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: