CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kết quả xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh, giá thành thấp

Cập nhật: 29/11/2018

    Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai thực hiện chương trình: Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây giống tại tỉnh Thái Bình. Thuộc dự án khuyến nông: “Xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp”. Do Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam làm chủ trì còn Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm phối hợp thực hiện các nội dung của dự án trên.

     Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, và là cây vụ đông lý tưởng cho vùng Đồng bằng sông Hồng. Khoai tây là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn (80-90 ngày), là cây trồng tăng vụ giữa hai vụ lúa nhưng lại cho năng suất rất cao đã có nhiều mô hình điển hình đạt năng suất 25 - 30 tấn/ha. Để cây khoai tây phát triển cho đúng tiềm năng, năng suất của nó, vấn đề then chốt đầu tiên cần phải giải quyết là khâu giống. Việc tổ chức một hệ thống sản xuất khoai tây giống chất lượng cho vùng Đồng bằng sông Hồng nơi chiếm đến trên 90% diện tích sản xuất khoai tây của Việt Nam là vấn đề hết sức cấp bách trong những năm qua. Nhằm nâng cao được năng lực sản xuất khoai tây giống ở trong nước, góp phần giảm lượng giống khoai tây nhập khẩu. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai thực hiện chương trình: Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây giống tại tỉnh Thái Bình. Thuộc dự án khuyến nông: “Xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp”. Do Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam làm chủ trì còn Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm phối hợp thực hiện các nội dung của dự án trên.

     Trong 3 năm thực hiện dự án từ 2016 - 2018, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai, chuyển giao được 11ha mô hình sản xuất củ giống khoai tây nguyên chủng và 70 ha mô hình sản xuất củ giống khoai tây xác nhận từ nguồn củ giống khoai tây siêu nguyên chủng do Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây Rau và Hoa sản xuất hàng năm từ cây nuôi cấy mô tế bào, kết quả thực hiện các nội dung của dự án cụ thể như sau:

     - Về sản xuất giống khoai tây nguyên chủng: Đã xây dựng được 11,0 ha mô hình sản xuất khoai tây giống Solara (Nguyên chủng) triển khai tại HTX An Khê, huyện Quỳnh Phụ và HTX Phú Lộc, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình kết quả cho thấy giống khoai tây Solara sinh trưởng phát triển tốt, thân cây mập, lá xanh đậm, độ đồng đều của cây và độ che phủ của luống ở giai đoạn 35-40 ngày sau trồng đạt 65-70% và ở thời điểm 60 ngày sau trồng đạt 95-100%, ít bị nhiễm một số sâu bệnh hại, năng suất trung bình của các hộ tham gia xây dựng mô hình sản xuất củ giống nguyên chủng đạt 16,8-17,26 tấn/ha, tăng 20-25% so với giống khoai tây ngoài mô hình.

     - Về sản xuất giống khoai tây xác nhận: Đã xây dựng được 70 ha mô hình sản xuất khoai tây giống Solara (Xác nhận) triển khai tại HTX Quỳnh Nguyên - Quỳnh Phụ và HTX Hồng Giang - Đông Hưng, tỉnh Thái Bình kết quả cho thấy giống khoai tây Solara trong mô hình có thời gian sinh trưởng từ 80-85 ngày, sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều từ khá đến tốt, độ che phủ luống đạt 100% ở giai đoạn 60 ngày sau trồng, bị nhiễm nhẹ một số bệnh hại chính, năng suất trung bình của mô hình đạt 18,6 – 21,6 tấn/ha, tăng từ 18-23% so với giống khoai tây ngoài mô hình.

     Trong quá trình sản xuất, củ giống khoai tây nguyên chủng và xác nhận đã được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, Sản phẩm Cây trồng Quốc gia tiến hành kiểm định đồng ruộng, kiểm nghiệm lô giống bảo quản trong kho lạnh để xác định phẩm cấp giống kết quả cho thấy tất cả các lô giống trên đều đạt quy trỉnh về cấp giống nguyên chủng và xác nhận theo Quy chuẩn QCVN 01-52 :2011/BNNPTNT ngày 24/06/ 2011.

     Bên cạnh đó, Viện Cây lương thực và CTP thường xuyên chú trọng đến công tác tuyên truyền, giới thiệu các kết quả thực hiện dự án đã đạt được. Đã tổ chức được 11 lớp tập huấn trong mô hình kỹ thuật sản xuất khoai tây giống cho trên 440 lượt người tham gia. Đã tổ chức được 36 lớp đào tạo tập huấn ngoài mô hình tại 4 tỉnh Lào Cai, Hải Dương, Hải Phòng cho 1.080 học viên nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất để nhân rộng mô hình ra các vùng lân cận. Ông Nguyễn Thế Nhuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây Rau và Hoa (là Chủ nhiệm dự án) cho biết: Việc triển khai xây dựng và chuyển giao các mô hình sản xuất khoai tây giống sạch bệnh trong thời gian vừa qua đã tạo ra một phương thức sản xuất mới, liên kết giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, giữa các HTX dịch vụ nông nghiệp với đơn vị sản xuất khoai tây giống tạo lên tính ổn định trong sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân trong vùng dự án. Đặc  biệt người sản xuất khoai tây có cơ hội tiếp cận được nguồn giống khoai tây sạch bệnh giá thành thấp phục vụ cho sản xuất khoai tây thương phẩm với chất lượng tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

     Có thể nói, trong 3 năm triển khai chương trình: Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây giống tại tỉnh Thái Bình. Thuộc dự án khuyến nông: “Xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp” Viện Cây lương thực và CTP đã thực hiện đầy đủ các nội dung, đúng tiến độ, đảm bảo quy mô về số lượng cũng như chủng loại. Đặc biệt năng suất trung bình của các mô hình đều đạt cao hơn so với mục tiêu của dự án đề ra. Với kết quả trên sẽ là tiền đề cho việc triển khai nhân rộng mô hình sản xuất khoai tây giống nguyên chủng và xác nhận tại các địa phương sản xuất kinh doanh giống khoai tây trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, cùng với Trạm Khuyến nông; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng và một số HTX trong việc triển khai xây dựng mô hình sản xuất khoai tây giống nguyên chủng và xác nhận tại tỉnh Thái Bình. Các hộ nông dân tham gia mô hình rất nhiệt tình, có nguyện vọng được tham gia xây dựng mô hình và có kinh nghiệm sản xuất khoai tây giống trong nhiều năm qua.

     Thông qua mô hình sản xuất khoai tây giống tại tỉnh Thái Bình trong 3 năm từ 2016 -2018 đã đạt được năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương đồng thời thông qua các lớp tập huấn nhân rộng mô hình, hội nghị thực địa, hội nghị tổng kết đánh giá mô hình đã quảng bá phát triển nhân rộng mô hình, thông qua tuyên truyền trên các kênh truyền hình, báo đài, mô hình sẽ được phát triển mở rộng trong thời gian tới và đã có một số địa phương phát triển mở rộng mô hình. Từ các mô hình trình diễn đã chuyển giao hàng nghìn tấn giống khoai tây sạch bệnh phục vụ sản xuất của các địa phương trong vùng và diện tích mở rộng lên đến khoảng trên 1.500 ha.

     Từ kết quả triển khai thực hiện dự án khuyến nông trên, kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục hỗ trợ kinh phí nhằm nhân rộng mô hình sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp cho các tỉnh phía Bắc và Lâm đồng trong thời gian tới.

Tác giả : Nguyễn Đạt Thoại - TT Nghiên cứu Khoai tây, Rau và
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: