CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kết quả bước đầu của mô hình nuôi khảo nghiệm: “Ương nuôi cá Trắm đen bằng nguồn Giống sinh sản nhân tạo tại Thái Bình"

Cập nhật: 03/04/2020

    Cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) là một loài cá nước ngọt có giá trị thương phẩm cao, tuy nhiên nguồn cá giống được đưa vào ương nuôi tại Thái Bình chưa có nguồn gốc rõ ràng nên ảnh hưởng đến chất lượng cá thương phẩm. Năm 2017-2018, Trung tâm Giống Thủy sản (nay là Trung tâm Khuyến nông Thái Bình) thực hiện đề tài “Sinh sản nhân tạo cá Trắm đen tại Thái Bình’’. Kết quả đề tài đã sản xuất được 15,2 vạn con giống cung cấp cho phong trào nuôi và xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cá Trắm đen phù hợp với điều kiện tỉnh Thái Bình.

     Tiếp bước kết quả đề tài, năm 2019 Trung tâm Khuyến nông Thái Bình thực hiện mô hình khảo nghiệm “Ương nuôi cá Trắm đen bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Thái Bình” với quy mô 4.000m2 đối với ao đất tại huyện Tiền Hải và huyện Kiến Xương.


     Mô hình được triển khai từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2019 tại hộ Ông Lương Văn Đương (qui mô 2000m2) tại xã Đông Lâm – huyện Tiền Hải và hộ ông Nguyễn Văn Lâm (qui mô 2.000m2) tại xã An Bình – huyện Kiến Xương. Đây là những hộ có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, ao đầm đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật theo yêu cầu của mô hình khảo nghiệm.


     Ao nuôi được tát cạn, dọn sạch đáy và xung quanh bờ ao, vét bớt bùn đáv ao, lấp hết các hang hốc quanh bờ ao, tu sửa bờ ao và khắc phục mọi chỗ rò rỉ. Sử dụng vôi bột tẩy ao với lượng 7 - 10kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 2 - 3 ngày sau đó lấy nước  vào ao với độ sâu 1,5m. Nước cấp vào ao được lọc qua giai mau để hạn chế cá tạp vào ao nuôi. Sau khi lấy nước vào 4 - 5 ngày thì tiến hành thả giống. Mật độ cá giống thả là 1,5 con/m2, kích cỡ giống thả 10 - 12cm, thả ghép thêm cá Mè trắng giống (cỡ > 0,2 kg/con) để làm sạch môi trường với mật độ 0,1con/m2 (1con/10m2).


     Thức ăn nuôi cá Trắm đen giai đoạn thương phẩm là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng protein từ 28 - 35%. Thức ăn được chia đều thành 2 phần, buổi sáng cho ăn lúc 8h - 9h, chiều cho ăn lúc 16h – 17h .


     Trong quá trình 7 tháng thả nuôi và theo dõi nhận thấy: Cá phát triển nhanh, thích hợp với điều kiện thời tiết tại tại thái bình, không xảy ra hiện tượng bệnh dịch. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được như sau:


Tốc độ sinh trưởng cá Trăm đen qua các tháng

STT

 

Hộ thực hiện

Trọng lượng trung bình của cá (g)

Khi thả

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

 

1

Lương Văn Đương

12,5

85

150

260

400

550

700

840

 

2

Nguyễn Văn Lâm

12,5

80

150

250

390

520

680

820

 


     Hộ Ông Lương Văn Đương: Số lượng cá thả 3.000 con, tỷ lệ sống ước đạt 90%, trọng lượng bình quân là 840g/con, sản lượng ước đạt 2.268 kg; Hộ ông Nguyễn Văn Lâm: Số lượng cá thả 3.000 con, tỷ lệ sống ước đạt 88%, trọng lượng bình quân là 820g/con, sản lượng thu hoạch đạt 2.164 kg.


     Qua việc triển khai, mô hình khỏa nghiệm chúng tôi nhận thấy cá Trắm đen có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, tỷ lệ thích nghi cao phù hợp với nhiều địa phương khác nhau tại tỉnh Thái Bình. Năm 2020, Trung Khuyến nông Thái Bình dự kiến tiếp tục nuôi để theo dõi đánh giá của cá trắm đen trong mô hình này lên cỡ cá thương phẩm trên 3kg/con. Qua đó khẳng định chất lượng giống cá Trắm đen do Trung tâm sản xuất ra nhằm giảm giá thành sản xuất, phục vụ phong trào nuôi trong tỉnh.


Tác giả : ThS. Nguyễn Ngọc Thiện
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: