CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kết quả đạo tạo, tập huấn năm 2019 của Trung tâm Khuyến nông Thái Bình

Cập nhật: 20/04/2020

    Năm 2019, từ nguồn kinh phí của Tỉnh và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã tổ chức thực hiện 14 lớp tập huấn TOT cho 500 lượt người (học viên là cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện, đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở và Cộng tác viên khuyến nông trong toàn tỉnh), 76 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho 4.560 nông dân tại các địa phương về kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò thương phẩm và nuôi trồng thủy sản.


     Thông qua các chương trình tập huấn ngoài việc chuyển giao TBKT, hướng dẫn quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất; Trung tâm còn tuyên truyền các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Tỉnh thông qua gắn kết giữa tập huấn lý thuyết với các buổi thực hành tại hiện trường, tham quan các mô hình tiên tiến, hiệu quả theo cách cầm tay chỉ việc. Nội dung chương trình các lớp tập huấn bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của Ngành, ưu tiên phát triển các cây trồng, con vật nuôi chủ lực của từng địa phương. Năm 2019, chăn nuôi lợn tại Thái Bình bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh “Dịch tả lợn Châu Phi” vì thế nội dung chương trình tập huấn ưu tiên về các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học và kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò thương phẩm nhằm tuyên truyền phổ biến Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 14/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 2556/QĐ-UBND, ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh về phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo.

    

     Song song với hình thức tập huấn ngắn ngày, Trung tâm phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, thời gian đào tạo dưới 3 tháng  nhằm nâng cao kỹ năng thực hành các nghề trồng cây lương thực, thực phẩm; nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề khuyến ngư cho bà con nông dân; giúp bà con thực hành sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn dịch bệnh và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Năm 2019, Trung tâm mở 6 lớp dạy nghề cho  lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng và Vũ Thư. Tổng số lao động được học nghề 198 người, trong đó đối tượng chính sách, hộ nghèo có 9 người chiếm tỷ lệ 4,5%. Trung tâm đã cấp chứng chỉ nghề cho 198 lao động (nghề trồng cây LTTP có 99 người; nghề chăn nuôi GSGC có 66 người; nghề Khuyến ngư có 33 người).          


          Hiệu quả sau đào tạo nghề được đánh giá thông qua chỉ tiêu "Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn" đạt 100%. Thông qua các bài học lý thuyết và thực hành tại mô hình mẫu theo cách cầm tay chỉ việc, học viên đã được bồi dưỡng kiến thức, cập nhật TBKT mới về giống, thời vụ, phương thức sản xuất, phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho các đối tượng cây trồng; kỹ thuật chọn giống trâu, bò, gia cầm, thủy sản… phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng gia đình đáp ứng nhu cầu thị trường từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu nhập của nông dân nâng cao rõ rệt. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, hiệu quả tác động đến môi trường được cải thiện theo hướng tích cực khi bà con sử dụng chế phẩm vi sinh làm "đệm lót sinh học" để xử lý chất thải trong chăn nuôi; kết quả cho thấy đàn vật nuôi của gia đình vẫn sinh trưởng phát triển tốt, an toàn dịch bệnh và giảm thiểu mùi hôi do chất thải chăn nuôi được xử lý qua hệ vi sinh vật; môi trường không khí được cải thiện rõ rệt.  Bà con sử dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường ao nuôi thủy sản làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước; xử lý rơm rạ sau thu hoạch ngoài tác dụng phòng chống bệnh ngộ độc hữu cơ còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm giảm phát thải khí nhà kính.


     Trong những năm tiếp theo, để nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Trung tâm tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp theo hướng mở rộng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi liên kết giá trị; chú trọng công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu tập huấn, nhu cầu học nghề của nông dân, tuyển chọn học viên đúng đối tượng; mở rộng xây dựng mô hình đào tạo nghề theo từng lĩnh vực chuyên ngành; tăng cường phương pháp tập huấn tại hiện trường theo cách cầm tay chỉ việc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững.     
                                 
Tác giả : KS. Nguyễn Thị Chút
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: