CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Hiệu quả bước đầu dự án sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults

Cập nhật: 25/05/2020

    Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” (AVERP) triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Bình nằm trong Đề án AgResults với mục tiêu xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các công nghệ, công cụ và phương pháp tiên tiến với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình canh tác và sản xuất lúa gạo, góp phần nâng cao sinh kế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Điểm khác biệt của dự án AVERP so với những dự án khác ở chỗ thay vì hỗ trợ trước sản xuất thì dự án AVERP sẽ hỗ trợ sau sản xuất bằng cơ chế “kéo”, tức là cơ chế thưởng bằng tiền dựa trên kết quả đã thực hiện nhằm hỗ trợ các đơn vị tham gia chuỗi ngành sản xuất lúa gạo vượt qua các rào cản thị trường vừa tăng năng suất, vừa đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Năm 2019 là năm đầu tiên của pha mở rộng, với rất nhiều khó khăn trong việc nắm rõ địa bàn, bố trí điểm thực hiện do 3/4 đơn vị ở ngoài tỉnh; hầu hết các địa phương mới tiếp cận với dự án, cùng với đó hình thức tổ chức thực hiện mang tính mới (thực hiện đúng kỹ thuật, đúng lịch đăng ký và có sự giám sát); Đặc biệt thời tiết diễn biến phức tạp, đầu vụ xuân ấm lúa sinh trưởng nhanh, thời điểm lúa trỗ mưa nhiều, vụ mùa mưa lớn, đã ảnh hưởng đến lịch canh tác, năng suất lúa xuân cũng như kết quả của một số hoạt động. Tuy nhiên với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành liên quan; các đơn vị tham gia nhiệt tình, trách nhiệm, nghiêm túc; Nhiều địa phương tham gia nhiệt tình, với tinh thần hợp tác, trách nhiệm cao; Đặc biệt bà con nông dân Thái Bình sẵn sàng tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Kết quả vụ xuân 2019 có 47 xã áp dụng các gói công nghệ với tổng diện tích 455 ha, 5.136 nông hộ tham gia; vụ mùa có 7.325 nông hộ tham gia với tổng diện tích 784 ha của 51 xã, nhiều xã đồng thời áp dụng cả 2 gói công nghệ như xã Vũ Hòa, Đông Long, Thụy Bình, Thụy Văn, Thụy Dương và Đông Xuân; nhiều xã triển khai với quy mô lớn như xã Vũ Hòa 52,2 ha, xã Nam Bình gần 18 ha, xã Đông Trà 25 ha, xã Nguyên Xá gần 13 ha… Qua 1 năm triển khai nhân rộng ở các địa phương, Dự án bước đầu cho hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường.  

          Việc gieo cấy thưa, giảm lượng giống, giảm công cấy, bón phân đủ lượng, cân đối, tưới nước nông - lộ - phơi xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng khỏe, năng suất cao, điều này đã giúp người trồng lúa giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt nông hộ được tham gia chuỗi sản xuất lúa gạo hàng hóa, lượng lớn sản phẩm được bao tiêu với giá hợp lý giúp ổn định đầu ra, tăng hiệu quả kinh tế.

          Về hiệu quả xã hội: Dự án đã góp phần xã hội hóa hoạt động khuyến nông từ khối tư nhân một cách tích cực, hiệu quả. Dự án triển khai trên địa bàn tỉnh là cơ hội cho các địa phương được tiếp cận, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới của 4 gói công nghệ, từ đó tuyên truyền áp dụng trong chỉ đạo sản xuất tại địa phương; các địa phương có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp về liên kết sản xuất lúa hàng hóa, góp phần ổn định đầu ra, tăng hiệu quả trong sản xuất lúa. Đặc biệt, dự án đã giúp nông dân được tiếp cận với Tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, hướng tới canh tác lúa theo hướng bảo vệ môi trường, đồng thời đã giúp nông dân được tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo hàng hóa, yên tâm sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

          Về hiệu quả môi trường: Cả 2 vụ xuân và mùa đã có 12.461 lượt hộ nông dân áp dụng với tổng diện tích 1.239 ha áp dụng các gói công nghệ đã được công nhận giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, góp phần giảm khí phát thải nhà kính CO2. Đồng thời khi áp dụng gói công nghệ, rơm rạ được phân hủy, cây lúa khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều này cũng góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Với sự nỗ lực quyết tâm của các đơn vị dự thi, sự đồng tình hưởng ứng của nông dân, dự án AVERP đã và đang mang đến những hiệu quả thiết thực cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đưa công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích cho người nông dân, doanh nghiệp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới ngành sản xuất lúa hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường.  

 “Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển sinh kế cho khoảng 75.000 nông hộ khu vực đồng bằng sông Hồng, giảm 375.000 tấn CO2 tương đương, giảm khoảng 15% chi phí cho các nông hộ do sử dụng hiệu quả vật tư đầu vào. Đồng thời qua thực hiện dự án sẽ tìm ra được những phương pháp canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả, được kiểm định quốc tế và tiến tới nhân rộng tại Việt Nam.”

Tác giả : ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: