CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Kinh nghiệm nhà nông
Chăm sóc lúa vụ xuân 2016

Cập nhật: 25/02/2016

    Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng

Để chủ động giành vụ xuân thắng lợi trong mọi loại hình thời tiết, xin lưu ý một số biện pháp chăm sóc lúa xuân như sau:

1. Chế độ nước tưới: Khâu điều tiết nước rất quan trọng quyết định đến hiệu lực phân bón và phòng trừ sâu bệnh sau này.

- Với lúa cấy: Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng: vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cho cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.

Đối với lúa gieo thẳng: Sau gieo cần giữ ẩm mặt ruộng để hạn chế cỏ dại và giúp cây con nhanh bám rễ, rễ ăn sâu, cây khoẻ, mập.

Khi cây đạt 2,5 - 3 lá đưa nước láng chân, bón nhử bằng NPK chuyên thúc cho lúa hoặc 2-3 kg đạm Ure/sào và tỉa dặm.

* Từ khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh (cả lúa cấy và lúa gieo thẳng) thực hiện phương châm tưới nước theo công thức nông - lộ - phơi: tưới nông và giữ ẩm xen kẽ để tạo điều kiện cho mùn giun phát triển, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung; không để ruộng khô cỏ sẽ mọc nhiều. Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu sẽ tăng khả năng chống đổ của cây.

2. Dặm tỉa:

Không nên để ruộng quá dày lúa sẽ đẻ ít, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp sâu bệnh nhiều. Đồng thời nên dặm vào những chỗ cây chết, cây yếu để sớm ổn định mật độ.

- Với lúa gieo thẳng: áp dụng phương thức vãi tay cây cách cây khoảng 8 - 10 cm, sạ hàng khoảng 18 - 20 dảnh/m dài, đảm bảo 90 - 100dảnh/m2 là vừa.

- Với lúa cấy: Những giống đẻ khoẻ như lúa lai, BC15… 30-35 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm và đối với lúa đẻ trung bình như Q5, TBR1….35 – 40 khóm/m2, 2- 3 dảnh/khóm.

Tiến hành dặm tỉa càng sớm càng tốt nên kết thúc trước khi cây lúa đẻ nhánh.

3. Thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng:

Về thuốc trừ cỏ: Vụ xuân có mưa phùn cỏ mọc rất nhanh do đó nếu không diệt trừ cỏ dại tốt vừa là nơi trú ngụ sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng của cây lúa.

- Với lúa gieo thẳng: phun thuốc tiền nảy mầm ngay sau khi gieo xong bằng các loại thuốc như sofit 300EC, Prefif …nồng độ và liều lượng như hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất và luôn giữ  ruộng đủ ẩm trong 5 – 7 ngày.

           Lưu ý: Khi mật độ cỏ lồng vực quá cao nên sử dụng thuốc trừ cỏ đặc trị như Ankill.

- Với lúa cấy: Khi sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm cần lưu ý mực nước nông đều khắp mặt ruộng. Tuyệt đối không để ruộng quá khô hoặc quá nhiều nước sẽ gây hại cho lúa. Nên duy trì nước nông trong vòng khoảng 5-7 ngày để tăng hiệu lực của thuốc. 

 

Về phòng trừ ốc bươu vàng: Do ốc sinh sản nhanh gây hại cho lúa non, nhất là những ruộng có nhiều nước. Nếu ít nên bắt thủ công nhiều dùng thuốc trộn với phân bón hoặc cát để vãi.

Đối với lúa giep thẳng: sau khi đưa nước vào ruộng ốc sẽ theo đường nước vào gây hại cây con. Do vậy cần chủ động phòng trừ.

4. Phân bón và kỹ thuật bón phân:

Năm nay, đất không được ải nên tốc độ khoáng hóa mạnh, cây lúa có thể bị đói ăn cuối vụ. Do vậy, chăm sóc sẽ tốn phân hơn.

          Ngoài phân bón lót ra thì nên bón thúc bằng các loại phân NPK chuyên thúc có hàm lượng đạm và kaly cao như loại 16:5:17, 17:5:16, 12:5:10... với lượng khoảng 15-17kg/sào.

          Đề nâng cao hiệu quả bón phân nên chia làm 2 lần bón thúc.

+ Lần 1: khi lúa bén rễ hồi xanh, nhiệt độ trên 150c, bón 2/3 lượng phân thúc.

+ Lần 2: sau bón thúc lần 1 khoảng 10-15 ngày, bón hết lượng phân NPK chuyên thúc còn lại.

          Lưu ý:

- Tùy vào điều kiện cụ thể, nếu giai đoạn phân hóa đòng cây lúa có biểu hiện đói ăn cần bón bổ sung với tỷ lệ 1 đạm: 1 kaly.

- Mỗi lần bón phân xong cần dùa đục nước cho chìm phân hoặc vơ cỏ tay kết hợp dặm tỉa nhằm hạn chế mất phân.

- Không nên sử dụng phân đơn để bón cho lúa, đặc biệt không được bón đạm lai rai sẽ kéo dài thời gian đẻ nhánh, làm cho lúa tốt lá, ruộng lúa không thông thoáng là điều kiện để sâu bệnh phát sinh gây hại.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại và phòng trừ theo hướng dẫn của chi cục trồng trọt và BVTV.

Tác giả : KS. Trần Thị Doanh - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: