CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Kinh nghiệm nhà nông
Xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân

Cập nhật: 16/06/2016

    vụ xuân năm nay thu hoạch muộn, thời gian làm đất ngắn, nếu không xử lý tốt, rơm rạ sẽ không kịp thối ngấu, gặp điều kiện thời tiết nắng nóng ở vụ mùa cây lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ...

Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch sẽ thải ra lượng rơm rạ khổng lồ. Theo tính toán của các nhà khoa học cứ 1 ha lúa sẽ thải ra 6 - 7 tấn rơm rạ. Trong khi đó, vụ xuân năm nay thu hoạch muộn, thời gian làm đất ngắn, nếu không xử lý tốt, rơm rạ sẽ không kịp thối ngấu, gặp điều kiện thời tiết nắng nóng ở vụ mùa cây lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ.  Vậy làm thế nào xử lý lượng rơm rạ khổng lồ trên đồng ruộng?

Để kịp tiến độ sản xuất vụ mùa, theo thói quen bà con sẽ đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng hoặc trên đường. Bởi theo quan niệm của bà con thì đốt đồng không tốn công, không tốn chi phí, xử lý rơm rạ nhanh chóng… Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ gây ra nhiều tác hại: Theo ước tính của các nhà khoa hoc, khi đốt 1ha sẽ phát thải 9,1 tấn CO2; 798kg khí CO; 398kg các chất hữu cơ độc hại và 12kg tro bụi, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Trong khi đó thành phần chủ yếu của rơm rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ và các chất hữu cơ kết dính... khi đốt cháy sẽ tạo ra các loại khí độc, con người hít vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sẽ dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp… Đốt rơm rạ sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Nếu đốt nhiều lần sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng, khô cằn. Bên cạnh đó, đốt rơm rạ sẽ tiêu diệt các loại côn trùng có ích, làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa, gây phát sâu bệnh trên đồng ruộng.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), trong 1 tấn rơm chứa 5-8kg đạm; 1,2kg lân; 20kg kali; 40kg silic và 400kg carbon. Đốt bỏ rơm rạ toàn bộ lượng đạm có trong rơm rạ bị mất hết, 25% lân và 20% kali bị mất đi, chất silic còn lại nhưng do bị đun nóng nên cây lúa không sử dụng được. Do vậy, khi đốt rơm rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa.

Do vậy sau khi thu hoạch lúa xuân, bà con xử lý bằng cách cày vùi rơm rạ vào trong đất sẽ tạo cho đất có nhiều chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên để cho rơm rạ phân hủy tốt hơn, nhanh hơn, không gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa mùa, trong quá trình làm đất bà con nên sử dụng 15 - 20 kg vôi bột/sào hoặc sử dụng phân vi sinh hay các chế phẩm xử lý rơm rạ như Sumitri, Fito-Biomix, Tricodecma…

          * Phân vi sinh Azotobacterin:

Là loại phân kết hợp nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật cố định đạm, vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ, vi khuẩn chuyển hóa các chất khó tiêu thành dễ tiêu, vi khuẩn ức chế sinh trưởng của nấm hại. Do vậy, khi rắc vào gốc rạ có tác dụng phân giải nhanh các chất xơ như rơm rạ, làm đất tơi xốp, thoáng khí, giảm được hiện tượng ngộ độc hữu cơ thường xảy ra trong vụ mùa.

Cách làm: Sau khi thu hoạch rắc mỗi sào 7 - 10 kg phân vi sinh Azotobacterin rồi tiến hành cày dầm hoặc lồng dập rạ và giữ nước 7 - 10 ngày là bừa cấy được.

* Chế phẩm Sumitri

- Thành phần gồm: Trichoderma, Acid Humic, Acid Fulvic và các chất dinh dưỡng vi lượng: Mg, S, Ca, Zn, Cu …. Có tác dụng: phân hủy nhanh rơm rạ, ngăn hiện tượng ngộ độc hữu cơ, kích thích sự phát triển của bộ rễ cây trồng, đối kháng đối với các Vi sinh vật gây hại giúp hạn chế bệnh, đồng thời bổ sung dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng.

- Lượng dùng: Dùng 100-150 gram/sào

- Cách làm:

+ Trộn đều cát sạch, sau đó rắc đều hỗn hợp vừa trộn vào ruộng rạ đã cày lồng dập rạ. Giữ nước 7-10 ngày rồi bừa cấy.

+ Hoặc có thể trộn với phân bón lót để rắc.

* Chế phẩm Fito-Biomix RR

Nguyên liệu cho 1 sào cần: Chế phẩm Fito- Biomix: 200g + Chế phẩm xử lý H2S: 200ml + 3kg đất bột hoặc cát.

Cách làm:

+ Tiến hành trộn đều chế phẩm Fito- Biomix với đất bột hoặc cát sạch

+ Sau đó trộn tiếp với chế phẩm xử lý H2S.

+ Rắc đều hỗn hợp vừa trộn xuống 1 sào sau đó tiến hành cày lật hay lồng dập rạ và đưa nước vào ruộng ngập 7-10cm.

+ Sau 7-10 ngày là bừa cấy được.

Tác giả : ThS. Nguyễn Thị Nguyệt - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: