CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG NGÔ PHỤC VỤ CHO VỤ ĐÔNG 2013

Cập nhật: 17/09/2013

    Vụ đông: Thời vụ trồng tốt nhất là trồng trước 25/9 chậm nhất là 5/10

1. Giống ngô nếp HN88:

* Nguồn gốc: Do công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương tuyển chọn, được Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình khảo nghiệm, trình diễn qua nhiều vụ thu được giống cho năng suất cao chất lượng tốt và chống chịu tốt với sâu, bệnh.

* Đặc điểm giống:

- Thời gian sinh trưởng (khi thu tươi) là: 70 – 75 ngày

- Là giống ngô nếp lai ngắn ngày, năng suất cao chất lượng tốt, ăn nguội vẫn dẻo, có vị đậm thơm đặc trưng, hạt tươi màu trăng đục. Sinh trưởng khoẻ, chống chịu tốt

- Năng suất bắp tươi đạt từ 18 – 20 tấn/ha. Độ đồng đều bắp cao, bắp dài, kết hạt kín, lá bi kín.

2. Giống ngô nếp MX10

* Nguồn gốc: Do công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam sản xuất và phân phối trên thị trường, được Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình khảo nghiệm, trình diễn qua nhiều vụ cho năng suất cao chất lượng tốt và chống chịu tốt với sâu, bệnh.

* Đặc điểm giống:

- Thời gian sinh trưởng (khi thu tươi) là: 70 – 75 ngày

- Là giống ngô nếp lai ngắn ngày, Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt bệnh khô vằn, đốm lá, rỉ sắt rất tốt.

- Năng suất bắp tươi đạt từ 18 – 19 tấn/ha, độ đồng đều trái và cây rất cao, thu hoạch, tập trung, tỷ lệ trái loại 1 cao trên 95%, dạng trái hơi nù, hạt trắng sữa, ăn tươi ngon, mềm, dẻo, ngọt, thơm đặc trưng.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ NẾP LAI

1.   Thời vụ:

Vụ đông: Thời vụ trồng tốt nhất là trồng trước 25/9 chậm nhất là 5/10

2. Làm đất:

Tùy từng chân đất ta có thể bố trí phương thức làm đất khác nhau

Đối với các chân đất bãi, vàn cao chủ động tưới tiêu tốt ta có thể không cần lên luống mà đánh rạch rồi trồng trực tiếp luôn.

Đối với các chân đất trũng dễ bị ngập úng thì ta tiến hành cày lên luống để tránh ngập úng khi bị mưa to. Mặt luống rộng 100 – 110 cm đối với trồng hàng đôi và đối với trồng hàng đơn mặt luống rộng 40 – 50 cm.

3. Mật độ, khoảng cách:

Mật độ từ 1900 – 2000 cây/sào, tương đương 53.000 – 57.000 cây/ha.

Khoảng cách: Hàng - Hàng: 70 – 75 cm, Cây - Cây: 25 – 30cm.

Lượng giống cho 1 sào bắc bộ (360 m2) từ 0,3 – 0,5kg/sào.

4. Phân bón:

* Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2):

- Phân chuồng từ 300 - 400 Kg

- Phân Đạm Urê: 10 – 15 Kg

- Phân Lân Super: 15 – 20 Kg

- Phân Kaly Clorua: 5 – 7 Kg

* Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân và 20 – 30 % tổng lượng phân đạm

- Bón thúc lần 1: Khi cây ngô được từ 5 - 7 lá, bón 30% lượng đạm + 50% lượng Kaly

- Bón thúc lần 2: Khi cây ngô xoáy nõn: Bón toàn bộ lượng đạm và kaly còn lại.

Lưu ý:  Có thể sử dụng phân NPK chuyên dùng đối với cây ngô với lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

 

5. Chăm sóc:

- Khi ngô được 2 - 3 lá thì tiến hành dạm tỉa định hình cây cho đủ mật độ.

- Khi cây được 5 - 7 lá, tiến hành làm cỏ bón thúc lần 1 kết hợp với vun nhẹ.

- Khi ngô ở giai đoạn xoáy nõn, tiến hành bón thúc lần 2 kết hợp với làm cỏ,  vun cao.

- Tưới nước: Đảm bảo đủ ẩm cho ngô sinh trưởng, phát triển độ ẩm đất thích hợp cho ngô là 70-80%. Sử dụng phương pháp tưới rãnh cho ngô là tốt nhất, lưu ý không để cho nước ngập luống ngô ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.

6. Phòng thừ sâu bệnh:

- Sâu xám: Gây hại nặng ở giai đoạn đầu trên chân đất chuyên màu. Sau khi trồng nếu thấy có sâu xám xuất hiện cắn đứt thân, lá cây vào ban đêm tiến hành trừ bằng thuốc Peran 50 EC hoặc trực tiếp sử lý đất bằng thuốc Basudin 10H, Vibasa 10H.

 - Sâu đục thân, đục bắp ngô: Gây hại nặng ở giai đoạn ngô được 7 - 8 lá trở về sau (đặc biệt lúc ngô trỗ cờ phun râu). Ta có thể sử dụng thuốc phun trừ như Vitako, Regent…

- Rệp cừ hại ngô: Có thể hạn chế bằng cách trồng đúng mật độ, khoảng cách, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên. Khi xuất hiện với mật độ lớn thì ta dùng Actara  25 WG… để phun.

- Bệnh huyết dụ: Bệnh xuất hiện chủ yếu ở thời kỳ cây con trên các chân đất trồng ngô qua nhiều vụ, đất bạc màu, nghèo lân… Để phòng chống bệnh thì biện pháp bón cân đối đạm, lân, kaly ngay thời kỳ đầu. Khi có biểu hiện bị bệnh huyết dụ thì dùng lân ngâm nước giải hoặc nước bể phốt tưới hoặc dùng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao cộng với kích thích ra rễ.

- Bệnh khô vằn: Bệnh xuất hiện trong suốt thời kỳ sinh trưởng của ngô và ở tất cả các vụ trồng. Bệnh gây hại nặng khi trồng trên chân đất vụ trước trồng ngô hay lúa bị nhiễm bệnh khô vằn nặng hoặc trồng với mật độ quá dày ruộng không được vệ sinh thường xuyên. Khi bị bệnh ta phun trừ bệnh bằng thuốc Anvil, Tilsuper… tập trung phun kỹ vào vết bệnh.

Tác giả : ThS. Nguyễn Thanh Phong - TTKNKNKNTB
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: