CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Quy trình sản xuất khoai tây bằng củ siêu bi

Cập nhật: 13/10/2016

    1. Chuẩn bị đất trồng - Chọn vùng đất cách ly, xa cây họ cà, bầu bí, cách ly ruộng khoai tây trồng bằng giống khác. - Chọn đất: đất tơi xốp, thuận lợi tưới tiêu, thâm canh với lúa nước là tốt nhất. - Làm đất: đất cần được cày, sau đó lên luống; luống cao 20cm; luống đôi rộng 1,4m; luống đơn rộng từ 70 – 75cm.

2. Chuẩn bị củ giống

            - Củ giống được bảo quản kho lạnh. Kích thước củ giống từ 1 - 2cm. Sau khi đưa ra khỏi kho lạnh, rải củ giống lên lớp cát ẩm, sạch để kích thích ra mầm.

            - Khi các mầm dài khoảng 2 - 3mm tiến hành trồng.

 

3. Thời vụ

            - Vụ đông: từ 20/10 - 15/11

            - Vụ đông xuân: từ tháng 12 - 5/1

4. Mật độ và lượng củ giống

            - Mật độ: cây x cây: 13 - 15 cm; luống đôi hàng cách hàng 35 - 40 cm.

            - Lượng giống: 2200 - 2400 củ/sào.

5. Cách đặt củ và độ sâu lấp củ

            - Không được đặt củ trực tiếp lên phân bón, tốt nhất là đặt củ ở giữa 2 rãnh phân.

            - Độ sâu lấp củ: trung bình từ 2 - 3cm.

6. Phân bón

            - Lượng phân: Phân chuồng ủ hoai mục: 700kg/sào hoặc phân vi sinh Azotobacterin 20kg/sào; phân ure: 8kg/sào; phân lân: 20kg/; phân kali: 8kg/sào.

- Cách bón:

            + Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh và phân lân và 30% ure

            + Bón thúc lần 1: sau trồng 20 ngày, bón 50% tổng số đam ure và 50% tổng số kali

            + Bón thúc lân 2: sau trồng 35 ngày, bón 20% tổng số đạm ure và 50% tổng số kali

7. Vun xới và tưới nước

            - Vun lần 1 và lần 2 tương đương với hai lần bón thúc, vun cao tạo rãnh thuận lợi tưới tiêu nước.

            - Nên áp dụng biện pháp tưới rãnh là tốt nhất. Sau trồng 60 ngày không nên tưới nước.

8. Quản lý sâu bệnh hại

- Bệnh mốc sương:

            Do nấm gây hại trên lá, thân, củ.

            Biện pháp phòng trừ: chọn củ giốn sạch bệnh, phun phòng định kỳ bằng Boocđô 1%, dùng thuốc hóa học như: Zinep 80WP, Ridomil...

- Bệnh lở cổ rễ:

            Biện pháp phòng trừ: chọn giống sạch bệnh, Không trồng trên ruộng lúa bị bệnh khô vằn, dùng thuốc hóa học như: Moceren 25%WH...

- Bệnh virus:

            Virus gây bệnh lùn cây, xoắn lá; virus gây bệnh khảm lá và quăn mép lá.

            Biện pháp phòng trừ: bệnh lan truyền bởi rệp chích hút, vết thương cơ giới. Do đó cần đảm bảo giống sạch bệnh, không trồng cùng cây họ cà, không trồng gần khu có giống bị bệnh, phòng trừ rệp định kỳ, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhổ bỏ cây có biểu hiện bệnh.

- Bệnh héo xanh:

            Do vi khuẩn làm cây héo rũ nhưng thân lá vẫn còn xanh nguyên, phần gốc thối mềm.

            Biện pháp phòng trừ: thanh lọc củ giống, đất cần luân canh lúa nước, bón phân chuồng hoai mục, nhổ bỏ cây bị bệnh và rắc vôi bột quanh gốc, dừng tưới nước khi bệnh phát triển.

 

- Nhện đỏ:

            Triệu chứng lúc đầu mặt lá dưới có màu tím tái, sau đó bị khô và quăn mép xuống, sau chuyển dần thành màu đồng đỏ.

            Biện pháp phòng trừ: không trồng cạnh ruộng cây họ cà,dùng thuốc hóa học: Pegasu 500DD,...

- Rệp: dùng Ofatox 40EC, Oishi,...

9. Thu hoạch và bảo quản

            Không thu hoạch lúc trời mưa. Trước khi thu hoạch cần cắt bỏ thân lá trước vài ngày để hạn chế sâu bệnh truyền vào củ, sau khi thu nên phơi củ để ráo vỏ. Thu hoạch riêng, loại bỏ củ dị hình, sâu bệnh, sứt sẹo. Phân loại các cỡ củ và để ở nơi thoáng mát vài ngày, không được chất đống cao quá 30cm.

Bảo quản củ giống trong kho lạnh sau khi thu hoạch.
Tác giả : KS. Phạm Thị Tươi - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: