CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão

Cập nhật: 27/06/2017

    Mưa bão là yếu tố thời tiết bất lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ, hoặc lụt trên diện rộng từ đó tạo cơ hội phát tán mầm bệnh như lở mồm long móng, tai xanh, tụ huyết trùng, tiêu chảy, viêm phổi ở trâu bò và lợn, bệnh cúm gia cầm, gumboro, cầu trùng. Chính vì vậy, các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt một số công việc sau đây:

1.     Chuồng trại:

- Chuồng nuôi phải phù hợp với quy mô, đặc tính, lứa tuổi của đàn gia súc, gia cầm. Chuồng trại cần được kiểm tra và chằng chống để tăng độ vững chắc.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cung cấp nước uống, nước rửa; hệ thống thoát nước chung của cả khu vực; hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt cần phải tôn cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ lụt, làm sàn kê cao, làm rèm che chắn, tránh mưa tạt, gió lùa.

- Khu chứa chất thải cần bố trí xa chuồng nuôi, khu sinh hoạt, nguồn nước, cuối hướng gió và ở vị trí thấp để hạn chế ô nhiễm môi trường khi có mưa to hặc ngập úng.

2.     Chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm để chống lại các tác động bất lợi hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất.

- Chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi cụ thể: Đối với trâu bò cần dự trữ thức ăn xanh, cỏ khô, thân cây ngô, thân cây lạc, đậu tương. Nên tiến hành thu gom rơm thành đống, che kín để tránh mưa ướt hoặc ủ rơm với ure để nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng tỷ lệ tiêu hóa. Đối với lợn, gia cầm: cần dự trữ thức ăn tinh (ngô, sắn,…) và thức ăn giàu đạm (bột cá, đỗ tương, khô dầu lạc, khô dầu đậu tương,…). Thức ăn dự trữ cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, kém chất lượng.

- Đảm bảo luôn có đủ nước uống sạch cho gia súc, gia cầm khi có ngập, lụt xẩy ra. Đối với các vùng chưa có nước máy, cần khử trùng nước trước khi cho gia súc, gia cầm uống. Khử trùng nguồn nước bằng cloramin B hoặc cloramin T (liều lượng từ 3- 5 g/ m3 nước).

- Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, trấu… để giữ ấm.

- Đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầm đến tuổi xuất bán thì nên xuất bán vì trong thời kỳ này khan hiếm thức ăn và hạn chế khả năng rủi ro do bão lụt.

3.     Biện pháp phòng bệnh:

a. Vệ sinh phòng bệnh:

-  Cần bố trí hố sát trùng ở cửa ra vào khu vực chuồng trại.

-  Thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ, cọ rửa máng ăn, máng uống…

-  Định kỳ phun hóa chất sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi.

-  Hạn chế người ra vào chuồng trại (đặc biệt người lạ).

-  Thức ăn, nước uống phải đảm bảo đầy đủ, hợp vệ sinh.

-  Gia súc, gia cầm mua về phải rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng; mới nhập về phải nuôi cách ly.

b. Phòng bệnh bằng vaccin:

Ngoài ra bà con cần phải tiêm phòng vaccin đầy đủ theo đúng quy định của cơ quan thú y.

4.     Thường xuyên theo dõi dám sát đàn vật nuôi:

Hàng ngày quan sát và theo dõi trạng thái, sức khỏe của đàn vật nuôi phát hiện khi đàn vật nuôi có biểu hiện bất thường như ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy, phải tách ngay ra khỏi đàn, xử lý và điều trị kịp thời. Đồng thời báo cho thú y cơ sở hoặc chính quyền địa phương để xử lý, tránh lây lan dịch bệnh ra diện rông.
Tác giả : Ks.Phạm Thị Xuyên - TTKNTB
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: