CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Một số biện pháp CSND đàn lợn giai đoạn nắng nóng

Cập nhật: 08/05/2018

    Những ngày trời nóng nhiệt độ và độ ẩm thường duy trì ở mức cao, đó là những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi nhất là chăn nuôi tập trung. Đàn lợn thường ăn kém, sức đề kháng giảm dẫn đến dễ mắc các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, viêm phổi, tụ huyết trùng... Để hạn chế nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi lợn, bà con cần thực hiện một số biện pháp CSND đàn lợn giai đoạn nắng nóng như sau:

 


1.Về chuồng nuôi:


         Chuồng trại đảm bảo thông thoáng, nên có phên che chống nắng và trồng cây xanh tạo bóng mát; vào những ngày nắng nóng có thể dùng vật liệu chống nóng cho mái lợp như rơm rạ phủ lên mái hoặc dùng bạt che mái..Nếu có điều kiện có thể dùng hệ thống phun nước tưới mái để giảm nhiệt.


          Nền chuồng đảm bảo sạch sẽ, không để ứ đọng phân, nước tiểu của gia súc.      Có thể dùng quạt để làm mát chuống nuôi; nên treo quạt ngang, thuận theo chiều gió, độ cao của quạt cao hơn thân gia súc từ 1,5 - 2 mét. (Không nên treo quạt trên trần sẽ đẩy không khí nóng từ trên xuống).Nếu chuống nuôi hiện đại có hệ thống quạt thông gió thì chú ý chế độ quạt và độ ẩm cho phù hợp.


2.Về mật độ nuôi:


          Về mùa hè cần dãn mật độ nuôi:  đối với lợn nái 3 - 4 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con;


 


3. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:


         - Trong những ngày nắng nóng cần tăng  khẩu phần thức ăn xanh như: rau xanh, củ quả, thức ăn giàu protein và giảm lượng thức ăn tinh bột


         - Cung cấp nước uống cho lợn uống tự do, bổ sung thêm các Vitamin C; chất điện giải cho lợn uống vào khoảng thời gian từ 10h trưa đến 15h chiều.


          - Không cho lợn ăn vào giữa trưa nắng nóng, cho lợn ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát. Không cho lợn ăn quá no( đặc biệt lợn nái chửa) nên chia làm nhiều bữa.


         Nên tắm cho lợn 1 - 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể và vệ sinh chuồng nuôi  phòng  các bệnh ngoài da; đối với đàn lợn con theo mẹ chuồng nuôi cần khô ráo


          Không nên tiêm phòng, tách đàn hoặc xuất bán đàn lợn vào thời điểm nắng nóng trong ngày, nên chọn lúc trời mát.


4. Vệ sinh phòng bệnh:


          Tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng, tẩy uế chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc khử trùng như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid.


           Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh như: Dịch tả, tụ dấu, phó thương hàn, lở mồm long móng, tai xanh...


           Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn lợn để phát hiện sớm những con bị bệnh cách ly điều trị và xử lý kịp thời tránh lây lan


           Sau những đợt nắng nóng kéo dài cần tiến hành tổng vệ sinh và tẩy uế chuồng trại chăn nuôi./

Tác giả : BSTY. Nguyễn Thị Dịu
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: