CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Mô hình điển hình tiên tiến
Ít vốn, sức khỏe yếu vẫn phát triển được kinh tế

Cập nhật: 23/12/2014

    Đó là câu nói của người cựu chiến binh Đỗ Văn Thái 68 tuổi ở thôn Bình Trật Nam xã An Bình huyện Kiến Xương
Trải qua những năm tháng trong chiến tranh đã rèn luyện cho ông 1 ý chí quyết tâm đó là khi được sống trong thời bình phải không được đói nghèo, con cái phải được học hành đầy đủ. Sau ngày đất nước thống nhất, ông xuất ngũ trở về địa phương để tìm kế mưu sinh. Một gia đình hai vợ chồng và hai đứa con hạnh phúc nhưng cùng với đó là bao khó khăn vất vả của gia đình khi hai vợ chồng đều tay trắng. Lúc đầu ông nghĩ cứ cấy nhiều ruộng lắm thóc là sẽ hết đói nên 2 vợ chồng nhận cấy 8 sào ruộng, chăn nuôi lợn gà theo kinh nghiệm truyền thống. Rồi 2 đứa con ông dần lớn lên nhu cầu học hành ngày một cao hết cấp 1, cấp 2, cấp 3 đi đại học, mỗi lần đi là mang theo cả vài ba triệu đồng. Bán mấy tạ thóc không ăn thua gì, nuôi lợn nái mỗi năm 2 lứa được 18 – 20 con lợn con bán lúc đắt thì được 280.000 – 300.000 đồng/ đầu con, lúc rẻ thì tặc lưỡi rủ nhau thịt giả cầy, lấy đâu ra tiền cho con ăn học mà sức khỏe ngày một giảm. Ông nhận thấy những năm gần đây bờ mương, bờ ruộng cỏ mọc ngập đầu người, làm ruộng nhiều nhà phải phun thuốc cỏ để lấy lối đi lại rất độc hại cho môi trường. Nghĩ đến đàn bò ăn cỏ vừa không phải chi phí thức ăn mà phù hợp với sức khỏe của mình. Mặt khác mỗi lần bán 1 con bê cũng được cả chục triệu đồng vậy là phù hợp. Vì không có vốn nên lúc đầu ông chỉ mua được 1 con bê cái ông tính sẽ lấy ngắn nuôi dài. Ông chia sẻ: lúc đầu ông nghĩ đơn giản là cứ chăn cho ăn cỏ ngoài đồng là có thu nhập nhưng rồi nuôi mãi không thấy bò lên giống hoặc lại ốm. Không chịu thất bại ông tìm tòi học hỏi qua các kênh khuyến nông, rút ra cho mình kinh nghiệm: ngoài cho ăn cỏ cần phải bổ sung thêm cám gạo… mới đủ chất, khi phối giống phải chọn lựa bò đực để cải tạo( sin hóa) đàn bò thì bê con mới bán được giá cao; và quan trọng là phải tiêm phòng các loại bệnh như bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng… cho bò mới không bị dịch bệnh. Từ 1 con ban đầu hàng năm ông có bê con bán lấy tiền cho con ăn học, đến nay ông gây thêm 5 con bò cái sinh sản và ông sẽ còn phát triển thêm từ 5 - 10 con. Ông cười vui vẻ nói tôi chỉ ngồi chơi thế này chứ mỗi năm 1 bò mẹ đều đặn cho tôi 1 bê con bán với giá 12 - 15 triệu đồng, mỗi năm cũng có 60 - 75 triệu đồng từ 5 con bò mẹ. Không phải đau đầu tính toán, chuồng trại đơn giản ít dịch bệnh mà hiện nay nhu cầu đang cần nhiều. Vậy là ông đã đạt được ước nguyện không chịu đói nghèo và con cái phải được học hành đầy đủ. Mô hình của ông tuy không lớn nhưng quan trọng hơn cả là đến nay đã có rất nhiều hộ gia đình ở xã An Bình và các xã lân cận trong huyện  học tập làm theo góp phần nâng tổng đàn trâu bò của xã lên 155 con và trong huyện là 3.885 con. Với nhiều cố gắng của bản thân, biết vươn lên từ 2 bàn tay trắng, Cựu chiến binh Đỗ Văn Thái xứng đáng là người lính Cụ Hồ, dù trong hoàn cảnh nào không có vốn, sức khỏe yếu vẫn có thể phát triển kinh tế.
Tác giả : Nguyễn Thị Dịu - Trạm KN Kiến Xương
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: