CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Các tin tức khác
Hỏi đáp về bệnh ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa

Cập nhật: 03/07/2015

    Câu 1: Biểu hiện ngộ độc hữu cơ như thế nào, nguyên nhân?

-Biểu hiện: Sau cấy 1 thời gian  thấy lá lúa biến vàng, rễ vàng, thậm chí đen lủn mủn, rễ chậm phát triển.

-Nguyên nhân là do: làm đất muộn, làm sổi, đất chưa kịp ngấu đã cấy ngay. Sau cấy lại gặp nắng nóng lúc, này rơm rạ mới phân hủy tạo ra các chất độc là H2S, CH4 làm cho lúa bị ngộ độc.

 Câu 2: Đề phòng ngộ độc hữu cơ?

Sau khi thu hoạch lúa xong cần giữ nước,  làm đất sớm để rơm rạ nhanh thối ngấu, nhất là năm nay bà con chủ yếu gặt máy và gặt lưng cây lúa, lượng rơm rạ tồn dư trên ruộng nhiều

Trong quá trình làm đất bà con nên sử dụng thêm vôi và phân vi sinh để rơm rạ nhanh thối ngấu. Ngoài ra còn có các chế phẩm hiện nay xử lí rơm rạ nhanh ngấu rất tốt đang bán trên thị trường trong đó có chứa vi sinh vật trichoderma. Khi ruộng có nước, vôi nhiệt độ cao, rơm rạ sẽ được các vi sinh vật sẽ phân hủy nhanh. Chỉ sau 7-10 ngày là bừa cấy an toàn.

Không được làm đất muộn, đặc biệt làm xong cấy ngay thì nguy cơ bị ngộ độc lớn, mà không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến NS lúa.

 Câu 3: Xử lí khi lúa mùa bị ngộ độc hữu cơ?

Sau cấy, nếu thấy lúa có biểu hiện bị ngộ độc hữu cơ thì bà con không nên sốt ruột mang phân ra vãi ngay, nhất là phân đạm mà cần bình tĩnh sử lý để nhanh chóng hồi phục bộ rễ.  Cách làm như sau:

*Cách thứ nhất: bón mỗi sào 6-8 kg phân vi sinh Azotobacterin hoặc sử dụng 100-150g chế phẩm Trichoderma trộn với cát  để vãi đều .

* Cách thứ hai: Nếu không có phân vi sinh thì bón mỗi sào 10-15 kg vôi bột + 7-10 kg lân supe kết hợp sục bùn thay nước. 

 Sau đó có thể dùng thêm các chế phẩm kích thích ra rễ như KH, siêu lân sông Hồng, ET, Pennac P... để phun. Sau 3-4 ngày phun nhắc lại lần 2 để lúa nhanh phục hồi.

Khi lúa đã phục hồi mới tiến hành chăm sóc bón thúc đẻ nhánh bình thường.

Tác giả : Ths. Mai Thị THu Hương Trung Tâm KNKNKN Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: