CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Các tin tức khác
Kết quả triển khai dự án khuyến nông chăn nuôi an toàn sinh học và áp dụng Vietgap tại Thái Bình năm 2011

Cập nhật: 04/08/2012

    Năm 2011, được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình triển khai dự án chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng qui trình VietGAP tại 12 hộ của 2 xã Tân Phong và Tân Hòa huyện Vũ Thư với quy mô 120 con lợn F1...

Năm 2011, được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình triển khai dự án chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng qui trình VietGAP tại 12 hộ của 2 xã Tân Phong và Tân Hòa huyện Vũ Thư với quy mô 120 con lợn F1. Trong quá trình thực hiện dự án triển khai gặp không ít khó khăn: định mức giá giống, giá thức ăn của dự án thấp hơn giá thực tế thị trường, hợp đồng ký muộn thời gian triển khai rất gấp nên khó khăn cho việc chọn hộ tham gia, tiền chuyển về chậm nên tiến độ cấp thức ăn cho các hộ tham gia mô hình khó đạt yêu cầu đề ra... Song được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc, sự phối kết hợp chặt chẽ của lãnh đạo địa phương các xã tham gia dự án, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình và sự ủng hộ nhiệt tình của các hộ tham gia mô hình nên dự án triển khai đạt được một số kết quả đáng khích lệ.Dự án đầu tư hỗ trợ kinh phí mua 120 con lợn giống F1 (trọng lượng khoảng 20 kg/con) và 6.300 kg thức ăn hỗn hợp hỗ trợ cho 12 hộ tham gia mô hình; bên cạnh đó các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi lợn an toàn sinh học áp dụng qui trình VietGAP. Trung tâm cử 02 cán bộ kỹ thuật theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc các hộ tham gia mô hình thực hiện đúng qui trình kỹ thuật đề ra trong suốt thời gian thực hiện dự án, kết quả về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được như sau:

- Do thay đổi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở thời gian mới nhập về, kết hợp thời tiết tháng 9 bị ảnh hưởng cơn bão số 4 và số 5, trời mưa to kéo dài làm độ ẩm nền chuồng cao nên có 27 con lợn bị bệnh đường tiêu hóa (chiếm 22,5%) và 15 con bị bệnh đường hô hấp (chiếm 12,5%). Các hộ tham gia dự án thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo qui định của Thú y và thực hiện tổng tẩy uế, vệ sinh chuồng trại tốt nên đàn lợn chỉ bị bệnh tiêu chảy và ho, chủ hộ phát hiện và điều trị kịp thời nên không bị chết, tỷ lệ nuôi sống 100%, vượt mức so với yêu cầu dự án đề ra.

- Đàn lợn dự án có khả năng tăng trọng cao đạt bình quân 20,6 kg/con/tháng (tương đương 678 gam/con/ngày); trong đó hộ ông Vũ Văn Thùy ở xã Tân Hòa và hộ ông Phan Văn Dương ở xã Tân Phong đạt trên 21 kg/con/tháng (tương đương trên 700 gam/con/ngày). Như vậy chỉ tiêu tăng trọng đàn lợn dự án vượt mức so với yêu cầu dự án đề ra (yêu cầu dự án 600 gam/con/ngày trở lên). 

- Chi phí ăn cho 1 kg khối lượng cơ thể tăng trung bình 2,88 kg thức ăn hỗn hợp; trong đó hộ ông Phan Văn Đạo và ông Phan Văn Dương của xã Tân Phong chi phí thấp nhất khoảng 2,8 kg thức ăn hỗn hợp, hộ ông Lê Đức Văn, Đồng Văn Mùng xã Tân Phong và hộ ông Nguyễn Văn Nghị, Lại Văn Đạo xã Tân Hòa chi phí trên 2,9 kg thức ăn hỗn hợp. Chỉ tiêu này tương đương yêu cầu dự án đề ra (chi phí # 3,0 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg khối lượng cơ thể tăng).

- Tất cả các hộ  chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn của dự án theo đúng qui trình chăn nuôi VietGAP do trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái bình hướng dẫn nên đàn lợn sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh, chi phí thức ăn thấp và giá bán hợp lý nên đều có lãi. Sau khi trừ các chi phí tổng lãi của cả dự án (120 con lợn) là 46.607.500 đồng (tương đương lãi khoảng 2,9 triệu - 5,2 triệu/hộ); trong đó hộ ông Phan Văn Dương, Phan Văn Đạo xã Tân Phong và ông Vũ Văn Thùy xã Tân Hòa cho lãi cao nhất khoảng 4,6 - 5,2 triệu đồng (khoảng 500.000 đồng/con).

Bên cạnh kết quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được, dự án còn đào tạo cho 15 hộ ngoài mô hình về qui trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng qui trình VietGAP; tổ chức cho 15 đại biểu tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình và tổ chức cho 30 đại biểu tham gia hội nghị tổng kêt đúc rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện dự án; Thông qua các buổi đào tạo, tập huấn và các hội nghị tham quan, tổng kết người chăn nuôi và lãnh đạo các địa phương đánh giá cao kết quả dự án không chỉ mạng lại hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội: việc triển khai dự án chăn nuôi lợn ATSH và áp dụng VietGAP năm 2011 tại Thái bình nhằm tuyên truyền nhân rộng cho nhiều hộ, nhiều địa phương thực hiện; qua đó tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Từng bước tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Thái bình. Cung cấp sản phẩm an toàn và chất lượng cho xã hội,... Đồng thời dự án còn cho hiệu quả tác động môi trường: dự án chăn nuôi lợn ATSH và áp dụng VietGAP năm 2011 tại Thái Bình nhằm tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi trong tỉnh thực hiện tốt các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi, quá đó làm giảm đáng kể sự ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra (đặc biệt chăn nuôi trong khu dân cư), từng bước góp phần xây dựng thành công nông thôn mới tại Thái bình trong những năm tới.

Với những hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường nêu trên, dự án chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGAP được các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã và bà con nông dân Thái bình đánh giá rất cao, cần được nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh.

Tác giả : KS. Nguyễn Văn Đình – Phòng Chăn nuôi - Thuỷ sản
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: