CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Chủ trương-giải pháp
Thái Bình - một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Cập nhật: 17/06/2015

    Nông nghiệp vốn dĩ là ngành hàng luôn phải “ngửa mặt nhìn trời”; sản xuất càng khó hơn khi mà tác động và biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày một rõ nét; để hạn chế tác động của BĐKH rõ ràng cần có một định hướng để lựa chọn thông minh hơn; cách tốt nhất là không và hạn chế tối đa kiểu sản xuất đối mặt với “trời”.

Nông nghiệp vốn dĩ là ngành hàng luôn phải “ngửa mặt nhìn trời”; sản xuất càng khó hơn khi mà tác động và biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày một rõ nét; để hạn chế tác động của BĐKH rõ ràng cần có một định hướng để lựa chọn thông minh hơn; cách tốt nhất là không và hạn chế tối đa kiểu sản xuất đối mặt với “trời”. Như vậy thì lựa chọn giống ngắn ngày là giải pháp tốt nhất, tránh đối mặt dài, hạn chế sử dụng nguồn lực tự nhiên, nhất là phải có cách sử dụng nguồn lực đầu vào của sản xuất nông nghiệp tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn (an toàn cả sản phẩm và an toàn cả môi trường). Các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thông minh, sử dụng phân bón thông minh (tan chậm, phân bón công nghệ mới như Nano, Chelat…). Sử dụng các chế phẩm sinh học, nấm men vi khuẩn có ích… ủ và xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thủy canh, khí canh, sử dụng các giống chất lượng và chống chịu tốt với sâu bệnh hại, ít mẫn cảm với thời tiết… tưới tiết kiệm.

Cần phải dự báo sớm được biến động bất thường và hướng dẫn nông dân phòng, chống, điều chỉnh cơ cấu mềm dẻo, linh hoạt…

Vì vậy để ứng phó với biến đổi khí hậu Trung tâm khảo nghiệm khuyến nông khuyến ngư Tỉnh đã và đang khảo nghiệm để chọn ra bộ giống cây trồng, con vật nuôi chống chịu tốt hơn với điều kiện bất thuận, nhất là chịu mặn, chịu úng và phù hợp với từng vùng sinh thái, với quan điểm thời gian sinh trưởng, chu kỳ sinh học càng ngắn càng đảm bảo độ an toàn và pháy huy tính trội của ưu thế lai.

Đồng thời chọn khung thời vụ sản xuất tốt nhất Xuân muộn, mùa sớm, chủ trương thực hiện 100% cơ cấu  bằng nhóm giống cảm ôn ngắn ngày.

Thực hiện bón phân cân đối, bằng sử dụng phân NPK chuyên dùng, kết hợp với các loại phân vi sinh vừa nâng cao sức khỏe cho cây, vừa cải tạo đất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

Thực hiện tưới nước tiết kiệm để giảm thiểu khí phát thải nhà kính theo chế độ: Nông - Lộ - Phơi xen kẽ vừa tăng khả năng chống đổ cho cây, giảm sâu bệnh, vừa tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhất là công nghệ sản xuất phân bón vi sinh phân hủy rơm rạ, thuốc trừ sâu sinh học để sản xuất an toàn không gây ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh sống.

Áp dụng quy trình thâm canh cây lúa khỏe: chọn giống kháng bệnh, cấy và sạ hàng rộng hàng hẹp, bón phân cân đối bằng NPK chuyên dùng kết hợp với phân vi sinh, và  các chế phẩm sinh học giúp cây lúa khỏe mạnh để "nhân cường - bệnh nhược" chống chịu tốt hơn với điều kiện bất thuận vừa ổn định năng suất vừa bảo vệ được môi trường sinh thái.

*Với ngành chăn nuôi: chăn nuôi theo vùng tập trung theo hướng an toàn sinh học và bảo vệ môi trường...

* Với ngành thủy sản: Chọn và khảo nghiệm các giống thủy sản phù hợp với môi trường nước mặn và nước lợ để ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn, mặn hóa một bộ phận diện tích...

Mặc dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể diễn biến phức tạp khó lường, hy vọng với sự vào cuộc của các cấp các ngành, sự nỗ lực của nông dân, chúng ta luôn chủ động để ứng phó với mọi dạng hình thời tiết, chắc chắn ngành Nông nghiệp tỉnh nhà sẽ giành được nhiều kết quả thắng lợi.

Tác giả : KS. Đoàn Thị Kim Tứ - TT KNKNKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: