CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Rau má thủy canh – hướng đi mới của thanh niên trẻ huyên Kiến Xương

Cây rau má rất phổ biến ở nước ta. Nó không chỉ là một loại thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn ngon hàng ngày mà còn được biết đến là loại thảo dược quý hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý cho con người. Loài cây này thường mọc hoang dại trong vườn nhà hay trên nhiều vùng đất khác nhau. Việc khai thác và thuần hóa cây rau má hoang dại cũng không còn xa lạ với chúng ta, nhưng việc đưa chúng lên trồng thủy canh bằng công nghệ cao trong nhà màng để khai thác, phát triển và làm giàu từ loài cây này thì ít ai nghĩ tới. Vậy mà người thanh niên trẻ của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã dám làm điều đó. Người thanh niên ấy chính là anh Tạ Hữu Huấn - Giám đốc Hợp tác xã Thủy canh nông xanh Garden xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. (22/04/2024)

Một số lưu ý phòng, chống nóng cho gia súc, gia cầm

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, phổ biến với nền nhiệt độ 37 – 39oC sẽ là một tác nhân gây stress ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, làm giảm năng suất chăn nuôi và nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Để chủ động phòng chống nóng cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau: (19/04/2024)

Một số lưu ý chăm sóc cây màu Xuân Hè 2024

Để cây màu vụ Xuân Hè 2024 sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau: (16/04/2024)

Một số lưu ý về kỹ thuật trồng cây dưa lê

Dưa lê là loại cây có hiệu quả kinh tế cao đang được nông dân nhiều địa phương lựa chọn trồng. Bởi đây là loại quả ăn ngon và bổ dưỡng, rất được thị trường ưa chuộng; cây dễ trồng, nhanh cho thu hoạch. Hiện nay đang là thời vụ trồng dưa lê, để nâng cao hiệu quả trồng dưa, kéo dài thời gian cho thu hoạch, cần lưu ý một số vấn đề sau: (10/04/2024)

Một số biện pháp phòng bệnh cho cá nuôi thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thường có những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao nuôi. Việc thay đổi này, tạo sự thuận lợi cho mầm bệnh trên động vật thủy sản nuôi phát triển, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút... Do đó, cần chú ý các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để tránh thiệt hại về kinh tế. Để có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả người nuôi cần lưu ý những điểm sau: (05/04/2024)

Chăm sóc, phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa từ Xuân sang Hè

Trong thời điểm giao mùa từ mùa Xuân sang mùa Hè, thời tiết thay đổi thất thường từ se lạnh sang nóng, độ ẩm không khí cao cộng với vệ sinh môi trường chăn nuôi kém là điều kiện thuận lợi để các loại vi rút, vi khuẩn, nấm… gây bệnh phát triển mạnh; nguy cơ bùng phát thành dịch lây lan ra diện rộng các bệnh như: Tụ huyết trùng, Tai Xanh, Dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn; E. Coli ở cả gia súc, gia cầm; bệnh CRD, đậu ở gà... Để chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả, người chăn nuôi cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau: (03/04/2024)

QUY ĐỊNH: Một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2025

(Trích Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình) (01/04/2024)

Lưu ý bệnh lở cổ rễ trên cây lạc

Trong thời gian qua thời tiết âm u, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao trên 90 - 95%; nhiệt độ thay đổi đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh Lở cổ rễ trên cây lạc. (07/03/2024)

Bổ khuyết chăm sóc cây lúa, cây rau màu vụ Xuân khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, những ngày tới, nền nhiệt có xu hướng tăng, có nắng, có khi nhiệt độ lên tới 25- 270C, vì vậy bà con cần lưu ý như sau: (01/03/2024)

Kỹ thuật cải tạo ao, đầm

Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao, đầm rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi: Phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng, tích tụ dưới đáy và xung quanh bờ ao sẽ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng xấu tới tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của đàn cá và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Vì vậy, cần lưu ý kỹ thuật cải tạo ao đầm như sau (27/02/2024)

Chăm sóc lúa sau gieo cấy vụ xuân 2024

Hiện nay, trên toàn Tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa xuân 2024. Để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau (22/02/2024)

Bản tin nông vụ ngày 23/01/2024: Lưu ý chống rét cho mạ

Thời tiết Thái Bình đang rét đậm, giá buốt, nhiệt độ xuống thấp 8-110C sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây trồng. Các địa phương đã gieo mạ lưu ý: (23/01/2024)

Lưu ý chăm sóc mạ và làm đất gieo cấy vụ xuân 2024

Để mạ sinh trưởng phát triển tốt và đảm bảo sinh trưởng phát triển cho cây lúa sau cấy. Trung tâm Khuyến nông lưu ý một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mạ và gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2024 như sau (22/01/2024)

Bản tin nông vụ ngày 21/01/2024: Lưu ý chống rét cho gia súc gia cầm

Theo tin từ đài khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Thái Bình xảy ra một đợt rét đậm rét hại kéo dài từ ngày 22-27/01/2024, nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 100C kèm theo có mưa, độ ẩm tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đàn gia súc gia cầm. Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, giảm thiểu tác hại đối với súc khỏe đàn GSGC do thời tiết gây ra, người chăn nuôi cần : (21/01/2024)

Hướng dẫn phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam và Lúa cỏ bảo vệ sản xuất lúa năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Năm 2024, theo nhận định của Đài Khí tượng thuỷ văn Trung ương, dự báo trạng thái EL nino tiếp tục duy trì và kéo dài; mùa Đông Xuân năm 2023-2024 có nhiệt độ trung bình toàn Mùa cao hơn TBNN, xấp xỉ mùa Đông Xuân 2022-2023; các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra khó lường, bệnh Lùn sọc đen, lúa cỏ có nguy cơ gây hại trên lúa. Để hạn chế tác hại của bệnh Lùn sọc đen và Lúa cỏ, góp phần bảo vệ năng suất cây trồng, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp để quản lý nguồn bệnh như sau: (21/12/2023)

Kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ từ năm 2021 - 2023

Ngày 14/6/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo. Để thực hiện thành công Nghị quyết thì việc khảo nghiệm, tuyển chọn được các giống cỏ, ngô làm thức ăn chăn nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Bình là rất cần thiết. (19/12/2023)

Kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ từ năm 2021 - 2023

Ngày 14/6/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo. Để thực hiện thành công Nghị quyết thì việc khảo nghiệm, tuyển chọn được các giống cỏ, ngô làm thức ăn chăn nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Bình là rất cần thiết. (18/12/2023)

Một số lưu ý nuôi gà thương phẩm phục vụ tết Giáp Thìn

Tết Giáp Thìn đang đến gần, đây là thời điểm cho các hộ chăn nuôi tái đàn đặc biệt là chăn nuôi gà thịt. Để chăn nuôi thuận lợi, thu hiệu quả kinh tế cao người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau: (16/12/2023)

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na

Cây Na là cây ăn quả phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường. Với đặc điểm sinh trưởng, phát triển khỏe, dễ trồng, thích ứng rộng. Nhiều năm gần đây cây Na đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Một số giống Na phổ biến: Na bở, Na dai, Na phấn. (16/12/2023)

Kỹ thuật nuôi ốc Nhồi thương phẩm trong ao đất

Ốc Nhồi là loài thuỷ đặc sản hiện đang được thị trường ưa chuộng, giá bán ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với nhiều loại thủy sản khác. Tuy nhiên, đây là loài lưỡng cư khá mẫn cảm với môi trường, đặc biệt về mùa Đông. Do vậy, để đảm bảo thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sau: (15/12/2023)

Bản tin nông vụ ngày 14/12/2023: Phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Theo trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, vào khoảng từ ngày 17-20/12, các tỉnh Bắc Bộ khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi một đợt không khí lạnh cực kỳ mạnh. Để chủ động ứng phó với tình hình thời tiết có thể xảy ra, cần một số lưu ý sau: (15/12/2023)

Kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2024

(Trích Kế hoạch số 144/KH-SNNPTNT-TTBVTV ngày 06/11/2023) (14/12/2023)

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch - vấn đề cần quan tâm

Rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa, vì vậy mỗi ha trồng lúa có đến 10 - 12 tấn rơm rạ. Thái Bình, với 150 ha sản xuất lúa/năm, mỗi năm có thể thu khoảng 1500 - 1800 tấn rơm rạ. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một phần nhỏ lượng rơm rạ này được tận thu để làm nguyên liệu sản xuất nấm ăn, làm thức ăn chăn nuôi, hoặc để sản xuất các dụng cụ gia dụng thân thiện với môi trường, làm vật liệu phủ luống trồng rau, màu, làm phân bón... Còn lại, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch thường được bà con nông dân đốt hoặc thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. (13/12/2023)

Một số biện pháp phòng chống rét cho gia súc gia cầm

Vào mùa Đông, nhiệt độ thường xuống thấp, trời rét đậm ảnh hưởng tới sức đề kháng của vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh. Do vậy, để chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau: (11/12/2023)

Vịt biển 15 – Thần tài của người chăn nuôi xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải

Những năm gần đây, tiếng kêu và hình ảnh những chú vịt biển 15 - Đại Xuyên đã trở nên rất đỗi quen thuộc với người dân xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải (Thái Bình). Không những vậy, bà con nơi đây còn coi loài thủy cầm này là “Thần tài” mới tại vùng đất ven biển. (08/12/2023)

Hiệu quả từ việc nuôi trồng thủy sản trong ao bán nổi tại xã Bình Định

Về xã Bình Định, huyện Kiến Xương vào một buổi sáng mùa thu tháng 8, không khí rất khẩn trương khi mọi người đang tập trung thu hoạch cá trong ao bán nổi, xe tải của các thương lái nối đuôi nhau đang chờ sẵn để lấy cá chuyển đi các nơi tiêu thụ. Thêm một vụ cá nữa được mùa. Mặc dù rất mệt, nhưng niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt của những người dân tham gia thu hoạch, đặc biệt là anh chủ hộ Phạm Văn Tính, thôn Sơn Trung, xã Bình Định, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. (08/12/2023)

Một số biện pháp tăng cường phòng, chống rét trong nuôi trồng thủy sản

Theo Dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu hơn trung bình nhiều năm; rét đậm, rét hại có thể xuất hiện muộn và số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo vẫn cần đề phòng các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh đặc biệt trong những tháng chính đông. Chính vì vậy, để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi cần chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống rét cho thủy sản như sau: (07/12/2023)

Hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi trong nông hộ tại Thái Bình.

Việc xử lý chất thải chăn nuôi là vấn đề then chốt để phát triển chăn nuôi, nhất là trong khu vực dân cư. Để giải quyết vấn đề này, ngành chăn nuôi đã có nhiều giải pháp về xử lý như ủ phân hữu cơ, sử dụng hầm biogas,… Tuy nhiên, các biện pháp này chưa giải quyết triệt để nên chất thải, nước thải ra môi trường vẫn còn mùi hôi gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh trang trại chăn nuôi nhất là vào những ngày mưa, ẩm… Những năm gần đây, dưới sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng người dân đã biết cách sử dụng đệm lót sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi giúp giải quyết gần như triệt để chất thải. Bên cạnh đó, còn biết tận dụng nguồn chất thải đem ủ với chế phẩm vi sinh làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng. (06/12/2023)

Ứng dụng hệ thống tưới nước thông minh vào sản xuất nấm tại Thái Bình

Thái Bình là một trong những tỉnh đầu tiên của Đồng bằng Sông Hồng đưa nấm ăn vào sản xuất, song trước đây người dân chưa được tiếp cận và cũng chưa biết cách áp dụng các công nghệ kỹ thuật vào sản xuất nên nghề sản xuất nấm còn ở quy mô rất nhỏ, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Vì vậy, năng suất sản xuất thấp, chất lượng nấm không cao và không ổn định. (05/12/2023)

Máy thu gom rơm rạ - giải pháp giảm thiểu việc đốt rơm rạ

Hiện nay, diện tích gieo cấy lúa trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình trung bình hàng năm khoảng 155.000ha (lớn thứ 2 ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Để tạo ra 1 triệu tấn thóc, các hộ sản xuất cũng đồng thời tạo ra khoảng 1,2 triệu tấn rơm rạ, trong đó lượng rơm chiếm khoảng 480.000 tấn. Với lượng rơm này, nếu thu gom được toàn bộ, có thể thu về khoảng 480 - 500 tỷ đồng/năm (khoảng 200.000 đồng/sào/năm) hoặc có thể tận dụng làm thức ăn thô cho khoảng 88.000 con trâu, bò (gấp 1,55 lần đàn trâu, bò hiện có của tỉnh) hoặc có thể sản xuất được khoảng 150.000 tấn nấm ăn với giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng (04/12/2023)
Trang:  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: