CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Chủ trương-giải pháp
TRÍCH LUẬT SỐ: 79/2015/QH13 - LUẬT THÚ Y

Cập nhật: 08/09/2015

    Luật Thú y đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Chúng tôi xin trích một số nội dung về quyền lợi và trách nhiệm của người chăn nuôi:

I. VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN CÓ CÁC NỘI DUNG SAU:

Điều 25. Xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn

1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;

b) Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;

c) Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;

đ) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 27. Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch

9. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này;

b) Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;

c) Trả chi phí khắc phục hậu quả vi phạm; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng bị dịch uy hiếp

3. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện phòng bệnh bằng vắc-xin và các biện pháp phòng bệnh khác cho động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

b) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;

c) Chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 29. Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng đệm

2. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Điều 30. Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới

6. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc có nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc, tiêu thụ sản phẩm động vật giết mổ bắt buộc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

b) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

II. VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN CÓ CÁC NỘI DUNG SAU:

Điều 32. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:

a) Theo dõi, giám sát, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ở nơi nuôi trồng thủy sản và ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập được;

b) Cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng dịch bệnh thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 33. Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản

1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:

a) Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;

b) Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;

c) Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

d) Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;

đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

e) Xử lý, tiêu huỷ động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;

g) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 35. Tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng có dịch

8. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.

9. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có động vật mắc bệnh nhưng thuộc vùng có dịch, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập; tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản; giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm động vật thủy sản mắc bệnh.   

 

 

Tác giả : BSTY. Bùi Thị Chuyên – TT KNKNKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: