*
Ưu thế cơ bản của lúa lai
Lúa ưu thế lai là một
trong những tiến bộ của khoa học công nghệ trên lĩnh vực di truyền chọn giống
được ứng dụng thành công của Trung Quốc từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, nó đã giải
quyết cơ bản vấn đề lương thực cho đất nước đông dân nhất thế giới và nhanh
chóng đợc phổ biến sang các nớc châu Á. Lúa lai Vào Việt Nam từ khoảng năm
1992, mở đầu bằng lúa lai 3 dòng nhóm Boyou64 (Bac ưu 64) cấy trên chân đất
thâm canh xã Nguyên xá - Đông Hưng năng suất đạt 280 kg/sào. Sau đó các vụ
tiếp theo đều thuyết phục cán bộ và nhân dân trong
tỉnh.
Lúa lai là sản phẩm kết tinh
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vì hạt lai mang những gen trội ưu việt
nhất của cây bố và cây mẹ, tạo ra một thế hệ con lai mang các đặc tính tốt về
năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, đặc biệt trên chân đất chua mặn... khắc phục những điểm yếu của lúa
thuần.
* Thời kỳ hoàng kim của lúa lai
tại Thái Bình:
Lúa lai được mệnh danh
là giống ba khoẻ; sinh trưởng phát triển khoẻ nhất là trên
chân đất chua mặn, đẻ khỏe ngay trên chân ruộng thấp trũng và chống
chịu sâu bệnh tốt nên các giống lai đã thay thế các giống lúa thuần cũ nhiễm
sâu bệnh, đặc biệt trên chân đất chua, phèn, mặn nên đã đẩy năng suất các huyện
Tiền Hải, Thái Thụy lên cao.
Trước năm 2000 diện tích lúa lai
toàn tỉnh chiếm trên 40% diện tích gieo cấy, cá biệt như Huyện Tiền Hải, Thái
Thụy nhiều xã chiếm trên 90 % lúa vụ xuân, năng suất cao hơn lúa thuần từ 10 –
15 %.
Để chủ động hạt giống, Thái bình tổ
chức sản xuất hạt lai F1 cho các tổ hợp lai như: Bác ưu 903, HYT100,
HYT83... năng suất hạt lai đạt gần 3
tấn/ha.
* Tình hình sản xuất lúa lai hiện
nay:
Thái Bình là một tỉnh có tỷ trọng
nông nghiệp cao, diện tích đất trồng lúa trên 80 nghìn ha, song cơ cấu các
giống lúa thuần chiếm trên 80 % vụ xuân, vụ mùa lúa thuần chiếm trên 90 %. Như
vậy diện tích lúa lai so với một số tỉnh bạn như Nam định, Ha Nam, Thanh
Hóa... là rất thấp trong khi đó lúa lai có rất nhiều tiềm năng như năng suất,
chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận.
Nguyên nhân chính là:
- Lúa lai không chủ động được giống, chủ yếu
phụ thuộc vào Trung Quốc cộng với giá giống còn cao, chất lượng gạo trung
bình, đặc biệt vụ mùa bị nhiễm bệnh bạc lá nặng dẫn đến tỷ lệ lép cao,
năng suất thấp.
-
Do tập quán thâm canh ,người dân quen làm mùa sớm, cấy giống dài ngày trên
chân đất chua trũng như Xi23, 8865, VN10.. chính vì vậy diện tích
lúa lai của tỉnh Thái Bình còn hạn chế so với các tỉnh bạn.
Tuy
nhiên trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay vụ xuân rét đậm, rét hại kéo
dài, vụ mùa mưa bão thường xuyên xẩy ra, thời tiết diễn biến bất thường; rét
kéo dài như vụ xuân 2010 rét đậm cả sau “Thanh minh”, vụ mùa bão sang đầu
tháng 9... Đây là điều kiện bất thuận cho sản xuất lúa hiện nay do đó sản xuất
lúa thuần lại càng gặp khó khăn hơn như khả năng chống chịu kém, thời gian
trên mạ dài (xuân sớm) và chống chịu sâu bệnh kém, mức độ rủi ro cao.
Những năm gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
, đã lai tạo thành công được nhiều
giống lúa lai có năng suất cao, chống chịu tốt, chất lượng được cải thiện.
Đặc biệt đã tìm ra bản đồ gen của cây trồng từ đó cấy thêm một số gen kháng sâu
bệnh vào cây để tao cho cây chống chịu được với một số sâu bệnh hại
chính, cấy được 2 vụ, vụ xuân không nhiễm đạo ôn, mùa nhiễm rất nhẹ bạc
lá, nhiễm rầy nhẹ, sinh trưởng phát triển mạnh, ít mẫn cảm với biến đổi thời
tiết và đặc biệt rất thích hợp cho vùng đất chua, mặn, phèn có tầng canh tác
dầy và vùng đất bị nhiễm đạo ôn năng vụ xuân.
Các
giống hiện nay đang sản xuất đại trà tại Thái Bình như: D.ưu 527, Syn6, Thục
Hưng, CNR 02, Một spps huyện như Thái thụy, Tiền hải vụ xuân cơ cấu lúa lai vụ
xuân đang phấn đấu đạt 45 – 50 %
* Kết quả khảo nghiệm, tuyển chọn
Với
chức năng khảo nghiệm săn tìm các giống mới của Trung tâm khảo nghiệm – Khuyến
nông – Khuyến ngư Thái Bình. Qua 3 năm 2009 – 2011 đã chọn lọc được một
số giống đề nghị Sở bổ sung vào cơ cấu giống lúa vụ xuân như: PHB71, CNR02,
HYT108, Nam Dương 99, N.Ưu 69 năng suất bình quân trên 70 tạ/ha, đây là các
giống có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh khá, năng
suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt.
Đặc biệt giống Nam Dương 99, N.ưu
69 vụ mùa nhiễm bạc lá rất nhẹ (Vụ mùa 2011 đạt năng suất 70 tạ/ha là vụ
bệnh bạc lá phát triển rất mạnh một số giống nhiễm bạc lá năng suất giảm 60 –
80 %). Đây là hai giống cấy được 2 vụ cho năng suất cao, ổn định.
Chính từ những ưu điểm
lúa lai mang lai cho ngời dân thiết nghĩ trong giai đoạn biến đổi
khí hậu toàn cầu như hiện nay lúa lai sẽ sớm giữ một vị trí quan
trọng trong cơ cấu các giống lúa của tỉnh nhà.
Tác giả : ThS. Nguyễn Thanh Phong - Phòng Khảo nghiệm