CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kỹ thuật chọn và thả tôm giống năm 2025

Cập nhật: 09/04/2025

    Chọn và thả giống là một khâu kỹ thuật hết sức quan trọng trong quy trình nuôi tôm, nó có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Vì vậy, khi chọn và thả tôm giống cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:


 


1. Chọn tôm giống


- Để lựa chọn tôm giống đảm bảo chất lượng phải chọn cơ sở sản xuất, cung cấp giống có uy tín. Tôm giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Sau đó, mới tiến hành lựa chọn tôm giống.


- Lựa chọn tôm giống khi quan sát bằng mắt thường tôm có kích cỡ đồng đều, với tôm Thẻ chân trắng P12 - P15, có chiều dài 9 - 11 mm (tôm Sú P15 – P20, chiều dài 15 - 18mm), tôm không có các dấu hiệu bị bệnh; có màu sắc sáng trong, ruột đầy thức ăn; tôm hoạt động mạnh, bơi lội nhiều, khi thả tôm vào chậu chứa khoảng 10 lít nước, xoay tròn dòng nước, tôm tủa ra xung quanh và bơi ngược dòng, không tụ vào giữa chậu khi dòng nước dừng xoay là tôm có chất lượng tốt.


Ngoài ra, có thể đánh giá chất lượng tôm bằng biện pháp gây sốc độ mặn như sau:


Tôm giống sống trong bể có độ mặn khoáng từ 30 - 33‰, gây sốc bằng cách vớt khoảng 300 con thả vào chậu chứa khoảng 5 lít nước có độ mặn 10‰. Sau 1 giờ nếu tôm sống trên 80% thì nên lựa chọn, nếu tỷ lệ sống thấp hơn không nên mua.


Nếu mua tôm ở xa được vận chuyển đựng trong túi nilon, có thể kiểm tra gây sốc bằng cách: Lấy nước ngọt cho vào chậu với lượng nước bằng lượng có trong túi bóng rồi đổ tôm trong túi bóng ra chậu, quan sát sau 30 phút tôm sống trên 80% thì đạt tiêu chuẩn.


2. Mật độ nuôi


Mật độ nuôi tùy theo loài tôm giống, điều kiện ao đầm và trình độ kỹ thuật của người nuôi nên thả giống với mật độ sau:


Tôm Thẻ chân trắng: 40 - 60 con/m2 (nuôi bán thâm canh); 60 - 150 con/m2 (nuôi thâm canh); 180 - 220 con/m(ao nuôi theo hướng công nghệ cao).


Tôm Sú: Thái Bình hiện nay chủ yếu nuôi tôm Sú bằng hình thức nuôi quảng canh cải tiến mật độ từ 7 - 10 con/m2.


3. Thả tôm giống


Trước khi thả giống cần báo cho cơ sở bán giống độ mặn của ao nuôi trước 2 - 3 ngày để điều chỉnh độ mặn đảm bảo sự chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi và trong bể giống không quá 5‰. Nên thả tôm giống vào những ngày nắng nhẹ, tránh mưa và gió mùa, thời gian thả vào khoảng 6 - 8 giờ sáng hoặc 5 - 6 giờ chiều.


 


Khi tôm giống được vận chuyển về tới ao cần cho túi chứa tôm xuống ao ngâm trong vòng từ 20 - 30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa túi chứa tôm và nhiệt độ ao nuôi. Vị trí thả tôm giống cách bờ khoảng 2 - 3 m, nên thả nhiều điểm trong cùng một ao nuôi tạo ra sự phân tán đều trong ao thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc.


Khi thả tôm giống nên đổ từng túi tôm ra chậu, cho dần nước ao vào chậu nghiêng thành chậu cho tôm tự bơi ra những con tôm yếu hoặc bị chết trên đường vận chuyển sẽ đọng lại dưới đáy chậu.

 


Tác giả : Ks. Nguyễn Thị Hằng
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: