Một số kinh nghiệm phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa
Bệnh đạo ôn tên khoa học là Pyricularia oryzae, bệnh có thể phát sinh và gây hại ở tất cả các giai đoạn từ thời kỳ mạ đến trỗ, chín và ở tất cả các bộ phận của cây lúa như: Lá, thân, cổ bông, gié, hạt. Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết âm u, sáng sớm có sương mù hay trời có mưa phùn, nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng từ 18 – 26oC, ẩm độ cao 90% (27/02/2023)
Kết quả bước đầu mô hình sản xuất lúa chất lượng cao có liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Minh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Thái Bình có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp. Cây trồng chính của Thái Bình là cây lúa. Theo chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp của Tỉnh là phát triển sản xuất lúa tập trung vào các giống lúa chất lượng (phấn đấu chiếm 60% cơ cấu các giống lúa hàng năm). Để nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa, trong những năm gần đây thực hiện mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Bình đã về đích nông thôn mới vào năm 2019. Với chủ trương những năm tiếp theo xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, một trong các tiêu chí đó là mỗi địa phương phải có ít nhất một sản phẩm đặc trưng vùng miền (OCOP) và việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phải phát triển theo hướng bền vững là rất cần thiết. Trước những vấn đề thực tế đặt ra, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình xây dựng mô hình “Sản xuất lúa chất lượng cao có liên kết tiêu thụ sản phẩm” năm 2022 tại xã Minh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bước đầu đã đ (01/03/2023)
Xây dựng thương hiệu nếp Tam Xuân
Nếp Tam Xuân tương truyền có từ thế kỷ XIII là giống lúa truyền thống ở phủ Phụ Dực (nay là huyện Quỳnh Phụ). Tam Xuân có nghĩa là ba năm vẫn còn thơm, ý chỉ chất lượng, mùi thơm của gạo Tam Xuân hiếm có giống nếp nào sánh được. Nếp Tam Xuân có chất lượng gạo thơm, ngon nhưng đòi hỏi thổ nhưỡng và thời vụ canh tác phù hợp. Chính vì vậy, cũng giống lúa ấy nhưng mang đi các vùng khác gieo cấy tuy cho năng suất tương đương nhưng chất lượng gạo không ngon như được cấy tại Quỳnh Phụ. Khi nấu xôi dẻo, dai, vị đậm và mùi thơm đặc trưng, để lâu không bị cứng. (04/03/2023)
Thư Chúc Tết
Kính gửi Quý độc giả của Bản tin Khuyến nông Thái Bình! (17/01/2023)
Kết quả mô hình nuôi gà Tò thương phẩm theo hướng VietGAHP
Xã An Mỹ - Huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình có giống gà Tò được đặt tên từ đời nhà Trần (từ năm 1225 đến năm 1400). Đây là giống gà thân chắc nịch, tướng cao to, thịt thơm ngon thường nuôi theo hình thức chăn thả. Giống gà Tò chịu kham khổ, sức đề kháng cao, hay nuôi tại các hộ nông dân, chất lượng thịt, trứng thơm ngon đúng như câu ca “gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn”. Đây là giống gà đặc sản của địa phương, xưa kia là sản vật quí báu để người dân dâng lên tiến vua. (24/02/2023)
Kỹ thuật cải tạo ao, đầm
Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao, đầm rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi thì phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng, tích tụ dưới đáy và xung quanh bờ ao sẽ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng xấu tới tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của đàn cá, và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Vì vậy để vụ nuôi đạt kết quả cao, bà con cần lưu ý kỹ thuật cải tạo ao đầm như sau: (24/02/2023)
Hướng dẫn chăm sóc lúa sau cấy và khắc phục hiện tượng bốc chua mặn vụ Xuân 2023
Đến nay (ngày 22/2/2023) cơ bản diện tích lúa xuân trên toàn tỉnh đã gieo cấy xong. Tuy nhiên, mấy ngày qua do có nắng hanh kết hợp ruộng khô nước làm chua mặn bốc lên, lúa bén rễ hồi xanh rất chậm. Qua kiểm tra thực tế tại một số xã, đặc biệt là các xã vùng ven biển, đất kìm hãm, chua mặn, độ mặn trên mặt ruộng lên đến 3.5%o, đã ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của lúa. Theo dự báo của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương, thời tiết trong 10 ngày tới tiếp tục có nắng, ẩm độ thấp, hiện tượng bốc chua mặn sẽ diễn ra mạnh hơn. Để lúa sinh trưởng phát triển tốt cần lưu ý một số vấn đề sau: (23/02/2023)
Một số lưu ý khi tái đàn vật nuôi
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm tái đàn gia súc gia cầm, để hạn chế mầm bệnh truyền lây và đảm bảo hiệu quả chăn nuôi cao nhất, cần thực hiện tốt các biện pháp sau: (17/02/2023)
Phòng bệnh cho GSGC giai đoạn chuyển mùa Xuân - Hè
Thời tiết giai đoạn chuyển mùa vụ xuân hè có nhiều thay đổi: nắng, nóng xen kẽ mưa ẩm làm giảm sức đề kháng của GSGC, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển và lây lan. Mặt khác, đây là thời điểm người chăn nuôi tái đàn vật nuôi nên số lượng GSGC non chiếm số lượng lớn trong tổng đàn, đây là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh do sức đề kháng thấp, đặc biệt các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp. (15/02/2023)
Một số lưu ý làm đất và bón phân lót cho lúa xuân 2023
Bà con chú ý thực hiện làm đất theo phương châm “Tiền ải non – hậu dầm ngấu”. Trước khi cấy, cần làm đất kỹ, phẳng mặt ruộng để nước phân bổ đều khắp mặt ruộng. Sau khi cấy, gặp thời tiết rét, bà con lưu ý giữ mực nước nông đều để chống rét cho lúa mới cấy. (07/02/2023)
Lưu ý khi chăm sóc mạ vụ Xuân 2023
Trong vụ Xuân có thể gieo mạ dược khum hoặc gieo mạ nền cứng. Đối với mạ nền cứng gieo xung quanh tiết Lập Xuân, tốt nhất là gieo trên nền đất (vườn, bờ ruộng…), nơi tráng nắng, khuất gió bấc, có che phủ bằng linon trắng để tránh rét và sương muối; (03/02/2023)
Một số lưu ý khi trồng lạc xuân
Sau Lập xuân thời tiết cơ bản sẽ hết rét đậm, rét hại, có mưa xuân, ẩm độ, nhiệt độ không khí tăng dần, thuận lợi cho cây lạc nảy mầm, sinh trưởng phát triển. (03/02/2023)
Các biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc, gia cầm
Thời tiết rét đậm, rét hại là những tác nhân Stress tác động trực tiếp đến đàn vật nuôi, làm chậm tốc độ sinh trưởng, tăng khả năng mẫn cảm với các loại mầm bệnh, thậm chí làm tăng tỷ lệ chết ở gia súc non, gia súc già. Đặc biệt, đối với đàn trâu, bò, ngựa thời tiết rét đậm còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc giảm nguồn thức ăn thô xanh. Để chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau: (31/01/2023)
Một số lưu ý khi tái đàn vật nuôi sau tết Quý Mão
Sau dịp Tết Nguyên đán số lượng đàn gia súc, gia cầm giảm mạnh do phục vụ nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân. Vì vậy, sau Tết là thời điểm thuận lợi để bà con tập trung tái đàn tiếp tục sản xuất, phát triển kinh tế. Trong công tác tái đàn vật nuôi, ngoài việc thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp quan trọng để phòng chống dịch thì việc kiểm soát chặt chẽ khâu tái đàn vật nuôi rất quan trọng để đảm bảo an toàn hiệu quả đàn vật nuôi sau Tết Nguyên đán, các chủ hộ chăn nuôi cần thực hiện một số lưu ý sau: (02/02/2023)
Một số lưu ý trong thâm canh giống lúa ST25 tại Thái Bình
ST25 là giống lúa thuần có khả năng chống chịu khá, tính thích ứng rộng, năng suất khá, chất lượng gạo ngon, đã đạt giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” tại cuộc thi World’s Best Rice lần thứ 11 (tổ chức tại Philippines) năm 2019. Đây là giống lúa đang được thị trường ưa chuộng, nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Qua khảo nghiệm và xây dựng mô hình cho thấy: Giống lúa ST25 phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của tỉnh Thái Bình. Trong 3 năm gần đây, diện tích cấy lúa ST25 đang mở rộng, tăng nhanh trên địa bàn toàn Tỉnh. Để thâm canh giống lúa ST25 đạt năng suất cao, khi gieo cấy cần lưu ý: (12/01/2023)
Một số lưu ý về sản xuất lúa xuân 2023
Theo dự báo dài hạn của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thời hạn từ tháng 12/2022 đến tháng 5 năm 2023, số 665/DBQG – BDKH) cho thấy: (10/01/2023)
Làm giàu nhờ cây phát lộc
Nhiều năm nay, cây Phát Lộc không chỉ góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng mà còn trở thành cây làm giàu của nhiều hộ dân ở xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. (06/01/2023)
Giới thiệu giống lúa mới cho vụ xuân 2023
Thái Bình là tỉnh ven biển, chủ yếu sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp (bệnh Đạo ôn vụ Xuân, Bạc lá vụ Mùa, bệnh Lùn sọc đen,…) đã làm giảm năng suất, chất lượng các giống lúa. Chính vì vậy đòi hỏi công tác khảo nghiệm phải tìm ra những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Tỉnh, đặc biệt đáp ứng được nhu cầu thị trường. Qua kết quả khảo nghiệm các giống lúa tại Thái Bình trong những năm gần đây, chúng tôi xin giới thiệu một số giống mới cho vụ Xuân năm 2023: (30/12/2022)
Đối tượng chuột hại và một số vấn đề cần lưu ý
Chuột là đối tượng gây hại khá nặng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với cây lúa. Ruộng lúa bị chuột hại có thể làm giảm 30 – 70% năng suất thậm chí mất trắng. Nhiều diện tích đất lúa bỏ hoang hiện nay nguyên nhân chính do chuột phá hại. Chuột là đối tượng phát sinh, phát triển mạnh và khó dự tính dự báo. Vì vậy, để diệt trừ hiệu quả cần hiểu được đặc điểm, tập tính của chuột để có biện pháp diệt trừ hiệu quả nhất. (07/12/2022)
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trong ao bán nổi
Trong vài năm trở lại đây, việc chuyển đổi các ruộng lúa canh tác kém hiệu quả, bị bỏ hoang sang trồng các cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đã không còn xa lạ với người nông dân. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ruộng sang làm ao bán nổi nuôi cá lại là một hình thức khá mới mẻ, đang được nhiều hộ gia đình tìm hiểu và áp dụng. Đây là một hình thức nuôi cá tốn ít chi phí và đem lại lợi nhuận cao, khẳng định được nhiều ưu thế nổi trội so với nuôi cá trong các ao truyền thống. Trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có một số hộ áp dụng thành công phương pháp này, trong số đó phải kể đến hộ gia đình anh Lại Văn Hòa ở thôn Tường An, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư là một trong số những người đi đầu trong việc xây dựng các mô hình nuôi cá trên ao bán nổi, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương nói riêng và toàn Tỉnh nói chung. (17/12/2022)
Hội viên nông dân làm kinh tế giỏi
Phát triển kinh tế gia đình từ ngành nông nghiệp đã và đang là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với đời sống hội viên nông dân, góp phần thực hiện những thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. (09/12/2022)
Triển vọng từ mô hình nuôi trồng nấm Đông Trùng Hạ Thảo
Từ bỏ công việc đúng chuyên ngành với mức thu nhập khá để xây dựng mô hình Đông trùng Hạ thảo - một lĩnh vực khó, hoàn toàn mới mẻ với bản thân; đó là điều không phải bất kì người trẻ nào cũng dám theo đuổi. Tuy nhiên, với niềm đam mê, quyết tâm, kiên trì tìm tòi, học hỏi, anh Nguyễn Hữu Hiện, thôn Duyên Phú, xã Phú Lương (Đông Hưng) đã bước đầu gặt hái được những thành công. (01/12/2022)
Bản tin nông vụ ngày 23/11/2022: Một số biện pháp khắc phục rau màu sau mưa lớn
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa cho các tỉnh Miền Bắc từ đêm ngày 23-25/11/2022. Khu vực đồng bằng và ven biển có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 30-80mm, có nơi trên 100mm, do vậy bà con cần chú ý một số biện pháp chăm sóc cây rau màu như sau: (23/11/2022)
Một số lưu ý chăm sóc khoai tây vụ Đông 2022
Mưa bão giai đoạn cuối tháng 9 đầu tháng 10 đã ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch lúa mùa và triển khai trồng cây vụ đông ưa ấm, một số diện tích trồng sớm gặp mưa ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng, do vậy hiện nay bà con đã chủ động chuyển sang trồng cây vụ Đông ưa lạnh như khoai tây, bắp cải, xà lách,… để vụ Đông đạt hiệu quả cao, sau đây Trung tâm Khuyến nông xin lưu ý một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây khoai tây như sau (10/11/2022)
Kết quả mô hình trồng Hành sử dụng phân vi sinh
Với truyền thống trồng cây hành tỏi, mỗi năm diện tích trồng hành tỏi vụ Đông của huyện Thái Thụy đạt từ 700 – 800 ha. Tuy nhiên, với mục tiêu khai thác tối đa năng suất cây trồng nên mức độ thâm canh ở các vùng trồng cao, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng nhiều, đã làm cho đất ngày càng thoái hóa, chai cứng, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái, hệ vi sinh vật bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất, nước ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy càng nhiều. (03/11/2022)