CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

TBKT-Chăn Nuôi
Một số vấn đề lưu ý trong quá trình làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Cập nhật: 22/08/2012

    Năm 2012 Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học tại huyện Vũ Thư, Kiến Xương và Tiền Hải.
Trong những năm gần đây chăn nuôi ở Thái Bình đã phát triển mạnh góp phần tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi càng phát triển, chất thải từ chăn nuôi ngày một tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao.Thực trạng chăn nuôi trong khu dân cư, với quy mô nhỏ, phân tán, điều kiện vệ sinh, xử lý chất thải chưa được người chăn nuôi quan tâm đang là mối đe doạ đến sự trong sạch của môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.
Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là việc ứng dụng công nghệ lên men của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng. Trong nền đệm lót sinh học các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc, gia cầm thải ra do đó đã làm giảm mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho vật nuôi khỏe mạnh và không gây ô nhiễm không khí cho con người.
Theo kết quả nghiên cứu và thực nghiệm của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học có thể tiết kiệm được 80% lượng nước do không dùng nước để rửa chuồng và tắm rửa cho lợn, nước chỉ dùng để uống và phun tạo độ ẩm cho nền chuồng. Làm đệm lót sinh học giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho lợn và giảm 10% chi phí thức ăn. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Sau thời hạn 4-5 năm sử dụng các chất đệm lót được đưa ra sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Năm 2012 Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông khuyến ngư Thái Bình đã xây  dựng mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học tại huyện Vũ Thư, Kiến Xương và Tiền Hải.
Qúa trình làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn cần lưu ý sau: 
1. Xây dựng chuồng trại
Nguyên tắc xây dựng chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và tránh mưa tạt gió lùa.
- Diện tích chuồng: đảm bảo 1,5-2 m2/con.
- Chiều cao chuồng (tính từ mặt nền chuồng đến đỉnh cao của mái): 3-3,5m
- Tường gạch xây bao quanh cao 0,8-1,2m. Phía ngoài có hệ thống bạt để che chắn khi mưa gió và tạo độ thông thoáng tuỳ điều kiện thời tiết…
2. Xây dựng nền đệm lót
2.1. Xây dựng nền chuồng: 
- Có 2 kiểu nền đệm lót: có thể làm đệm lót toàn bộ nền chuồng và có thể làm kiểu nền chuồng gồm 2/3 diện tích chuồng làm đệm lót còn lại 1/3 diện tích chuồng làm nền bê tông hay lát gạch.
- Nền chuồng làm đệm lót yêu cầu chiều sâu 50-60 cm; đáy nền đệm lót làm bằng đất nện và bắt buộc phải cao hơn mức n ước cao nhất hàng năm 30-50 cm để ngăn chặn nước ngấm vào đệm lót sẽ làm chết vi sinh vật trong nền đệm.
2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đệm lót:
Nguyên vật liệu dùng cho 1 m2  nền đệm lót bao gồm:
- Mùn cưa và vỏ trấu: cứ 1 m2  nền đệm lót cần 1m3 mùn cưa và vỏ trấu trộn đều theo tỷ lệ 2/3 là mùn cưa và 1/3 là trấu (2 phần mùn cưa và 1 phần trấu);
Lưu ý:Trấu và mùn cưa phải sạch, khô không ẩm mốc; không sử dụng mùn cưa gỗ lim sẽ gây độc cho lợn.
- Ngô nghiền nhỏ: 1,8 kg/m2
- Men vi sinh: 0,1 kg/m2.
2.3. Cách làm đệm lót:
*Bước 1: Tạo nước men: ngâm 0,8 kg bột ng ô + 50g (nửa lạng) men vi sinh  vào 10 lít nước khuấy đều để 1-2 giờ sau đó đậy kín và ủ ấm 1-2 ngày tuỳ điều kiện thời tiết (trời nóng nên ủ 1 ngày).
*Bước 2: Tạo hỗn hợp bột: Sau 2 ngày ủ nước men, tiến hành trộn đều 1kg ngô + 50g men vi sinh vật với ít nước men bước 1 để  làm thành hỗn hợp bột đảm bảo đủ ẩm không khô không ướt rải trên nền đệm lót.
*Bước 3: Làm nền đệm lót: Gồm 3 lớp như sau:
- Lớp 1: Trộn đều mùn cưa và trấu theo tỷ lệ 2 phần mùn cưa và 1 phần trấu, tưới nước sạch làm ẩm nguyên liệu sau đó cho vào nền chuồng có độ dày 20cm; Tưới đều 5 lít nước men bước 1 và rắc đều 0,5 kg hỗn hợp bột bước 2 trên nền đệm lót, tiến hành đảo đều và dùng  tay nắm  nguyên liệu để  kiểm tra độ ẩm, đảm bảo nguyên liệu đủ  ẩm, không khô, không ướt. Khi nguyên liệu đã đạt yêu cầu san phẳng bề mặt lớp đệm.
- Lớp 2: Làm tương tự lớp 1, sau khi làm ẩm nguyên liệu, rải lớp đệm dày 20 cm sau đó tưới đều 3 l ít nước men bước 1 và rắc đều 0,25 kg hỗn hợp bột bước 2. Tiến hành đảo đều, kiểm tra độ ẩm nguyên liệu đạt yêu cầu, san phẳng bề mặt lớp2;
- Lớp 3: Là m tương tự l ớp 2, sau khi rải lớp đệm dày 20 cm tiến hành tưới đều tòan bộ số nước men bước 1 còn lại và rắc đều số bột hỗn hợp bước 2 còn lại trên nền đệm lót. Sau khi đảo đều và kiểm tra độ ẩm nguyên liệu đạt yêu cầu, san phẳng và  dẫm  nhẹ bề mặt lớp đệm. Dùng bạt phủ kín bề mặt lớp đệm để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
Bước 4: Thả lợn giống: Sau 3-5 ngày ta mở bạt và kiểm tra độ ấm trong nền đệm lót nếu thấy ấm tay thì tiến hành cào xới bề mặt lớp đệm, sau đó để thoáng chuồng trong khoảng 60 ph út rồi thả lợn vào nuôi.
3.Chăm sóc nền đệm lót:
Hàng ngày kiểm tra độ ẩm nguyên liệu lớp đệm lót, nếu khô ta tưới thêm nước để đảm bảo nguyên liệu luôn luôn đủ ẩm
Thường xuyên cào xới bề mặt để phân gia súc được trộn đều tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình phân hủy của vi sinh vật.

Tác giả : Nguyễn Văn Đình – Phòng Chăn nuôi - thuỷ sản
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: