Trong những năm gần
đây, nghề NTTS ở tỉnh ta đã và đang phát triển khá đa dạng về hình thức và đối
tượng nuôi, đem lại nhiều lợi ích và kinh tế cao cho người dân.
Tuy nhiên người NTTS đang gặp nhiều khó
khăn do thiên tai và bão lụt gây ra. Nhằm khắc phục và làm giảm nhẹ thiệt hại
vào mùa mưa bão bà con cần lưu ý một số
biện pháp phòng chống bão lụt trong nuôi trồng thủy sản như sau.
1. Đối với ao nuôi cá
-Trước mùa mưa bão bà con cần kiểm tra và tu
bổ lại bờ ao cho chắc chắn, bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất 50cm
- Cần phát quang cây
xung quanh bờ ao để tránh khi bao cành, lá cây rơi xuống ao làm ô nhiễm ao
nuôi, đồng thời phòng khi gió lớn gây đổ cây vỡ bờ ao
- Ao nuôi phải thiết
kế có ống xả tràn khi nước trong ao quá lớn, hoặc chủ động tháo nước trong ao
đề phòng mưa nhiều nước tràn bờ.
- Chủ động chuẩn bị
lưới, đăng chắn, cọc tre để cắm khi nước tràn hoặc vỡ bờ tránh thất thoát cá
nuôi.
- Khơi thông dòng chảy
ở các sông, mương xung quanh ao để việc thoát nước được dễ dàng.
- Khi mưa lũ xảy ra
cần tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh
phù hợp như bón vôi để ổn định môi trường, điều chỉnh màu nước hoặc thay nước
khi cần thiết.
- Sau khi bão do cây
đổ, lá rụng, xác chết gia súc gia cầm, nước bẩn ở các khu xung quanh đổ xuống
ao làm cho môi trường nước, đáy ao bị ô nhiễm bà con cần vệ sinh, dọn sạch ao.
Chăm sóc: sau bão tiếp tục cho cá ăn
đầy đủ số lượng, chất lượng để phục hồi đàn cá, không để thiếu thức ăn. Bổ sung
thêm vitaminC để tăng sức đề kháng cho cá và thuốc Tiên Đắc phòng bệnh..
- Hàng ngày kiểm tra theo dõi hoạt động của cá
nuôi để khi có biểu hiện bất thường có biện pháp sử lý kịp thời.
- Tranh thủ những ngày
nhiệt độ ổn định từ 180C trở lên cho ăn tích cực đảm bảo cá khỏe
mạnh.
- Sau bão thường xảy
ra một số dịch bệnh như bệnh đốm đỏ,bệnh đường ruột. Bà con cần bổ sung
Vitaminc vào thức ăn. Dùng thuốc Tiên đắc trộn vào thức ăn với liều phòng 50
gam/250 kg cá/1 ngày cho ăn 3 ngày liên tục. Trị bệnh dùng tiên đắc với lượng
50 gam/50 kg cá/1 ngày cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.
2. Đối với hình thức nuôi lồng bè trên sông
- Gia cố lồng bè vững
chắc, di chuyển về nơi neo giữ an toàn, kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh vỡ
lồng
- Vệ sinh lồng sạch sẽ
và thông thoáng để việc lưu thông dòng chảy được nhanh hơn
- Những nơi có dòng
chảy lớn dùng tấm phên, bạt che chắn phía trước lồng nuôi làm giảm dòng chảy
trực tiếp vào lồng.
3. Đối với ao,đầm nuôi tôm ven biển
Vào mùa mưa bão: cần kiểm tra, gia cố
lại bờ ao, đầm
- Sửa chữa và giằng
néo lại các chòi canh, ao nuôi có thiết kế cống xả tràn để xả hết lượng nước
mưa tầng mặt trong ao nuôi
- Rắc vôi xung quanh
bờ và té đều khắp mặt ao, đầm để ổn định pH ao nuôi trước và sau khi mưa.
- Kiểm tra các chỉ số
môi trường,sử dụng các chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nước.
- Tăng cường bổ sung
vitamin C vào thức ăn để giúp tăng sức đề kháng cho tôm
- Tăng thời gian sục
khí để tránh thiếu oxi và hiện tượng phân tầng nước
- Do đặc điểm là vùng
biển nên nguy cơ thiệt hại do bão lụt là rất cao. Tùy theo vùng nuôi trong hay
ngoài đê bao mà bà con chủ động theo dõi diễn biến của cơn bão trên các phương
tiện thông tin đại chúng để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Những ao,đầm nuôi ngoài đê bao nếu tôm đã đạt cỡ thu hoạch bà
con nên thu tỉa hoặc thu tổng thể trước bão tránh thiệt hại về kinh tế do bão
lụt .
Tác giả : Ks. Nguyễn Hồng Minh - TTKN