1. Giống và xử lý hạt giống
Vụ sớm, cải bắp không phát triển thuận lợi được vì thời
tiết không ưu tiên. Vì vậy cần phải lựa chọn các giống có khả năng chịu nhiệt
như Takii (T40); KK Cross, Thúy Phong, Roma hoặc bắp cải tím Sakata. Hạt giống trước
khi đem gieo nên xử lý bằng nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong thời gian 20 phút hoặc
xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh. Sau đó ngâm nước lạnh 8 - 10 tiếng rồi mới đem
gieo.
Tốt nhất nên gieo hạt giống trong khay bầu để đảm bảo hạt
mọc đều, cây con không bị thất thoát do nắng nóng hay mưa lớn. Nếu gieo trên luống
nên gieo thành rạch như su hào và làm vòm chuẩn bị nilon, lưới đen để che mưa,
nắng. Lượng hạt phù hợp là 2 gr/m2.
2. Thời vụ: Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối
tháng 8 và tháng 9.
3. Kỹ thuật làm đất, mật độ trồng, bón phâ:
a, Làm đất:
Cải bắp vụ sớm thường hay bị bệnh thối nhũn do vi khuẩn,
muốn hạn chế được bệnh này cho cây người trồng phải làm tốt tất cả các khâu.
Với đất trồng tốt nhất nên xử lý bằng chế phẩm nấm đối
kháng Trichodecma bằng cách trộn đều vào phân chuồng bón lót với lượng như khuyến
cáo của nhà sản xuất. Nếu không có nấm đối kháng thì có thể dùng vôi bột với lượng
20 kg/sào hoặc thuốc gốc đồng để xử lý đất trước khi trồng.
Vụ sớm lên luống
mai rùa cao để phòng mưa. Luống cải bắp rộng 0,7 - 0,8 m, cao 30 - 35 cm, rãnh
luống rộng 20 - 25 cm.
b, mật độ trồng: hàng cách
hàng 50 cm; cây cách cây 40 cm đảm bảo mật độ là 2,8 - 3 vạn cây/ha.
c, Bón phân:
Cải bắp có lượng sinh khối lớn nên yêu cầu
dinh dưỡng cao. Lượng phân bón cho cải bắp như sau:
Loại phân
|
Tổng lượng phân bón
Kg/sào
|
Bón lót (%)
|
Bón thúc (%)
|
Lần 1 (sau trồng 15 ngày)
|
Lần 2 (sau trồng 30-35 ngày)
|
Lần 3 (sau trồng 45-50 ngày)
|
Phân chuồng
ủ mục
|
432
|
100
|
-
|
-
|
-
|
Phân Vi sinh
|
30
|
100
|
-
|
-
|
-
|
Đạm urê
|
10
|
20
|
20
|
30
|
30
|
Lân super
|
20
|
100
|
-
|
-
|
-
|
Kaliclorua
|
8
|
25
|
25
|
25
|
25
|
Có thể dùng phân bón lá phun đều cho
cây vào 3 đợt nằm trong khoảng giữa thời gian bón phân trên.
4. Tưới nước, chăm sóc
Cải bắp vụ sớm hay bị mưa to làm dí, rẽ luống nên cần phải
xới xáo và vun gốc cho cây 2 - 3 lần/vụ để cây phát triển thuận lợi. Tuyệt đối
không nên xới xáo luống đất khi trời có mưa hay ruộng quá ẩm sẽ dễ làm cây bị
thối rễ chết do vi khuẩn và nấm xâm nhập.
Cải bắp có bộ lá lớn nên cần được tưới dưỡng ẩm thường
xuyên sao cho độ ẩm luống đất luôn đạt 75 - 80% (đất còn nguyên khối khi nắm chặt
trong tay và không có nước rỉ ra ngoài).
Nếu gặp mưa kéo dài cần phải có những biện pháp tác động
tích cực như khơi thông mương máng, nạo vét rãnh, đào hố góc ruộng cho nước róc
nhanh, bón phân lân supe hoặc phân bón siêu ra rễ để cây nhanh hồi phục.
Thời kỳ cây cuốn bắp nếu gặp thời tiết bất thuận cần bổ
sung một lượng phân bón siêu kali và vi lượng để phun qua lá cho rau định kì 1
tuần/lần nhằm giúp cho bắp cuốn thuận lợi hơn.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Các đối tượng
như rệp muội, sâu xanh, sâu tơ và vi khuẩn thối nhũn thường hay phát sinh và
gây hại cải bắp vụ sớm.
Cần thực hành
phòng trừ tổng hợp, coi trọng dùng giống khỏe, luân canh, xen canh cây trồng,
bón phân cân đối, tưới tiêu hợp lý mới nhằm giảm thiểu được mối nguy do dịch bệnh
gây nên.
Cây bắp cải thường bị một số loại bệnh chính: Bệnh thối nhũn do vi khuẩn,
bệnh đốm lá do nấm. Hạn chế bệnh bằng cách không để ruộng quá ẩm, úng kéo dài;
thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ, thu gom các lá già… làm cho ruộng sạch,
thông thoáng.
Sử dụng thuốc
hóa học khi cần thiết theo nguyên tắc 4 đúng, chú trọng đến thuốc sinh học để đảm
bảo cho rau được an toàn.
* Chú ý:
- Không bón đạm urê quá muộn cho cải bắp sẽ làm cây giảm
chất lượng, sâu bệnh nhiều và nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Nếu trong vụ
có nhiều mưa nên giảm lượng đạm bón, đồng thời tăng cường kali và vi lượng cho
rau.
- Nên trồng xen cà chua hoặc hành tỏi cùng với cải bắp để
hạn chế sâu tơ gây hại.
- Nếu mưa kéo dài nên tưới nấm đối kháng vào vùng rễ cây
định kỳ 1 tuần/lần để hạn chế cây chết rũ.
6. Thu hoạch
Thu khi bắp đã cuốn
chắc, chặt, mặt bắp mịn, lá xếp phẳng và căng, gốc chuyển sang màu trắng đục
hay trắng sữa, đủ tuổi sinh trưởng để đạt chất lượng tốt nhất. Thu hoạch vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều.
* Chú ý: chặt cao sát thân bắp sau khi chặt loại bỏ lá ngoài. Đóng
gói theo yêu cầu của khách hàng.
Tác giả : KS. Đoàn Thị Hằng – TT KNKNKN