Là một tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ
có 52 km bờ biển với 5 cửa sông đổ ra biển. Thái Bình đã và đang
khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích bãi triều để phát triển nuôi
nhuyễn thể, đặc biệt là con ngao. Hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải
đã vây nuôi hơn 3000 ha. Con ngao cũng là đối tượng nuôi chủ yếu trong
chiến lược phát triển thủy sản của tỉnh Thái Bình. Bên cạnh những
thành tựu đạt được về mật độ, năng suất, hiệu quả kinh tế xã hội
của việc nuôi ngao ngoài bãi triều, trong những năm gần đây nghề nuôi
ngao đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức ngoài việc giá cả bấp
bênh, khó tiêu thụ thì hàng năm vẫn xẩy ra tình trạng ngao chết, có
năm ngao chết hàng loạt trên diện rộng lên tới 1000 ha như năm 2014. Ngao
chết có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do yếu tố thời
tiết, nắng nóng kéo dài, độ mặn cao tác động xấu lên môi trường
nuôi. Để hạn chế thấp nhất hiện tượng ngao chết trong mùa nắng nóng
người nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
1- Đối với những ao vừa thu
hoạch chuẩn bị thả giống:
- Cải tạo lại bãi nuôi: Rất
nhiều hộ nuôi xuống giống ngay sau khi thu hoạch mà không cải tạo lại,
bãi nuôi còn tồn dư nhiều chất hữu cơ, khí độc. Bởi vì sau thời gian
nuôi 1,5 - 2 năm (tùy theo kích cỡ giống thả) các chất hữu cơ lắng
đọng nhiều, lớp cát đen dày đến vài cm. Có thể sử dụng máy sục
cát sục sâu xuống mặt bãi từ 15 - 20 cm, nhặt bỏ vỏ ngao còn lẫn
trong cát, thu gom cặn bã, rửa lại cát mặt bãi. Sử dụng xẻng cuốc
bằng tay hoặc bằng máy cày lật bãi nuôi ngao, lợi dụng những ngày
nắng và những ngày kém nước để phơi bãi, giải phóng khí độc tồn
đọng trong bãi nuôi ngao. Sử dụng các chế phẩm vi sinh hấp phụ các
chất độc trong bãi nuôi, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Không nên xuống giống ngay để có thời gian phục hồi cho bãi nuôi.
2- Chọn giống tốt:
Hiện tại trên thị trường
Thái Bình nguồn ngao giống được đưa về từ nhiều nơi: Từ nguồn sản
xuất trong tỉnh, từ các tỉnh miền Nam, miền Trung, từ Trung Quốc qua
con đường tiểu ngạch nên chất lượng ngao giống khó được kiểm soát.
Người nuôi cần chọn những cơ sở tin cậy, có uy tín chất lượng để mua
ngao giống.
3- Mật độ thả phù hợp:
Nguồn thức ăn của ngao chủ
yếu là thức ăn tự nhiên như các loài tảo, mảnh vụn hữu cơ… Để ngao
sinh trưởng phát triển tốt, mật độ ương và nuôi ngao có thể tham khảo
một số mật độ sau cho giai đoạn ương trong ao và nuôi ngoài bãi triều:
STT
|
Kích cỡ
|
Mật độ
|
1. Ngao cám
|
Cỡ >= 100 vạn con/kg
|
20 - 40 vạn con/m2
|
Cỡ 40 - 60 vạn con/kg
|
8 - 10 vạn con/m2
|
2. Ngao tấm
|
Cỡ 20 - 30 vạn con/kg
|
2 - 3 vạn con/m2
|
Cỡ 2 - 3 vạn con/kg
|
3000 - 5000 con/m2
|
3. Ngao dắt
|
Cỡ 2000 - 3000 con/kg
|
1500 - 2000 con/m2
|
Với những bãi ngao nuôi thương phẩm, mật độ nuôi
nên dưới 300 con/1m2 (ngao cỡ từ dưới 500 con/1kg).
4-
Quản lý ao ương và bãi nuôi:
- Bãi nuôi: Cần chú ý công tác quản lý
vệ sinh mặt bãi, vây cọc, kiểm tra chân vây. Đối với những bãi nuôi
có thời gian phơi bãi quá 6 h/ngày cần san thưa mật độ trong những
ngày nắng nóng để ngao có điều kiện chui xuống sâu, nếu mật độ quá
dày ngao bị chồng lên nhau những con ở trên dễ bị sốc nhiệt độ.
Đối với những bãi nuôi có nhiều bùn thường
tạo thành vũng giữa bùn và trời nắng nóng những vũng bùn này hấp
thụ nhiệt làm nhiệt độ mặt bãi tăng cao. Cần phun cát phủ bề mặt
bãi che lấp những vũng bùn để làm giảm nhiệt độ bề mặt bãi nuôi.
Tùy theo kích cỡ ngao đang nuôi trong bãi mà phun lượng cát dày hay
mỏng từ 1- 3 cm.
- Ao ương: Thường xuyên vệ sinh ao, dùng te
phá váng trên mặt ao. Nên thay 30% nước ao vào mỗi kỳ con nước.
Định kỳ 15 - 20 ngày tiến hành đảo ngao, san
thưa một lần, thu loạt ngao to chuyển sang ao ương khác hoặc ao nuôi
thương phẩm.
5- Vấn đề môi trường:
- Đối với ao ương: Cần theo dõi nguồn nước ngọt
từ các cửa sông do mở cống Lân, Trà Linh để lấy nước vào ao tránh
gây sốc cho ngao giống.
- Tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi
trường của các cơ quan chức năng, nhất là trong những ngày mưa bão,
những bãi ngao có thể thu hoạch cần thu hoạch ngay để tránh rủi ro
xảy ra.
Tác giả : KS. Bùi Văn Trụ - TTKNKNKN