1. Trước khi mưa ngập:
Cần khơi thông mương máng, dòng chảy để có thể thoát nước tốt khi mưa
ngập;
Nên chăng lưới ở đầu lỗ nước để ngăn sự di chuyển của ốc vào ruộng cắn
cây.
Cần chăm sóc và bảo vệ tốt
diện tích mạ dự phòng và mạ gieo bổ sung để phòng khi bị ảnh hưởng của mưa lớn,
làm chết lúa mới cấy hoặc diện tích lúa gieo thẳng.
2. Sau khi mưa ngập:
Đối với diện tích lúa cấy:
Sau mưa, cần tìm mọi biện pháp
để tháo rút nước trong ruộng, khi rút nước có thể dùng cành cây kéo lướt nhẹ
trên mặt ruộng hoặc té nước để làm sạch bám bẩn, rong rêu trên lá, tăng khả
năng quang hợp cho cây.
Khi đã lộ phiến lá bà con tháo cạn nước (nếu
có thể) để giảm hiện tượng yếm khí đồng thời phun ngay 1 số chế phẩm như: K-H, ET, Pennac P, Siêu lân,…để kích
thích ra rễ. Khi cây ra rễ trắng, hồi phục trở lại, mới được tiến hành chăm
sóc.
Những diện tích ít hoặc không
bị ảnh hưởng của mưa ngập: Giai đoạn đầu vụ nên giữ mực nước nông 3-5 cm
để giúp lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung.
Đối với diện tích lúa gieo thẳng
đặc biệt là diện tích lúa mới gieo, nên giữ nước khi mưa lớn, để mưa không làm
trôi dạt mộng, sau khi mưa dứt, cần tiến hành tháo nước ngay và phun bổ trợ các
chế phẩm cho cây.
Trên diện tích lúa gieo thẳng
có 1-2 lá, sau mưa cần chủ động tháo kiệt nước, không để đọng vũng nước trên
luống, chú ý ốc bươu vàng cắn cây. Diện tích được trên 2 lá, tháo rút nước và
giữ mực nước nông 2-3 cm và xử lý như với lúa cấy.
Ốc bươu vàng:
Khi mưa lớn, nước ngập, ốc sẽ theo
đường nước vào ruộng cắn cây, bà con cần kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp
thời.
Bọ trĩ:
Vụ mùa trên những diện tích lúa mới cấy hoặc sau khi bị ngập úng…cây lúa
xanh non rất dễ bị bọ trĩ gây hại. Trĩ nhỏ, nằm ngay trên mặt lá, hút nhựa cây
làm cho cây lúa còi cọc, không phát triển được, có thể dùng thuốc Actara để
phun.
Tác giả : KS. Phạm Thị Hiên