CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Nông vụ Thái Bình
Bản tin nông vụ ngày 31/12/2021: Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm

Cập nhật: 31/01/2022

    Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Thái Bình thời tiết trong vụ Đông - Xuân năm 2021-2022, do bị tác động của biến đổi khí hậu nên dự báo sẽ còn có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ trên 2 ngày; nhiệt độ xuống thấp, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản của đàn gia súc, gia cầm, tạo môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh nguy hiểm như vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng gia súc, Cúm gia cầm, Tai xanh ở lợn,…tồn tại và phát triển, gây nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Người chăn nuôi cần chủ động áp dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho vật nuôi.

1. Đối với chuồng trại:

Cần chủ động tu sửa chuồng trại, có hệ thống bạt, rèm che chắn chuồng, bảo đảm chuồng trại kín, ấm, khô. Đặc biệt, nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, cần rải thêm lớp trấu, rơm khô để giữ ấm chân và tăng nhiệt độ trong chuồng.



 

2. Thời điểm chăn thả gia súc: 

Không chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ ngoài trời dưới 120C (đặc biệt là gia súc nhỏ), nhốt vật nuôi trong chuồng để tiện chăm sóc, quản lý và giữ ấm cho đàn vật nuôi.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng

-  Đốt, sưởi cho gia súc, gia cầm khi trời lạnh, nhiệt độ thấp: Tốt nhất là dùng bóng đèn điện tròn hồng ngoại để sưởi, giữ ấm chuồng; hoặc có thể sử dụng các nhiên liệu để đốt sưởi như: Trấu, củi, than, …Trong quá trình đốt sưởi phải chú ý phòng hỏa hoạn và thoát khí độc (CO2, CO,…).

- Cho gia súc, gia cầm ăn uống đầy đủ và tăng cường dinh dưỡng.

       + Đối với trâu bò, cần đảm bảo dự trữ rơm khô hoặc thức ăn ủ chua, bình quân từ 5-7kg/con/ngày trong những ngày giá rét, ngoài đảm bảo khẩu phần thức ăn thô xanh (20-30 kg cỏ hoặc rơm, thức ăn thô xanh), bổ sung thêm thức ăn tinh như cám, ngô, gạo khoảng 1-2 kg/con/ngày, cho uống nước ấm có pha muối loãng (20- 30 gram muối/con/ngày).

           + Đối với lợn và gia cầm thương phẩm cho ăn theo khẩu phần tự do;

          + Đối với lợn, gia cầm sinh sản tăng khẩu phần từ 15 đến 20% so với mức ăn bình thường, chú trọng bổ sung thuốc bổ như vitamin B, C, các men tiêu hóa,...; những ngày rét đậm cần pha nước ấm cho vật nuôi uống.

4. Vệ sinh thú y:

- Tăng cường thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Thường xuyên giám sát và thực hiện quy định về khai báo dịch bệnh nhất là các dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch t lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc,… là những bệnh có nguy cơ phát sinh trong điều kiện thời tiết rét, ẩm. Khi gia súc, gia cầm có biểu hiện ốm, chết phải báo ngay cho Trưởng ban Chăn nuôi thú y xã và chính quyền cơ sở để có biện pháp xử lý kịp thời tránh để dịch bệnh bùng phát lây lan.

Tác giả : BSTY. Nguyễn Thị Dịu
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: