Bản tin nông vụ ngày 12/08/2022: Khắc phục sản xuất sau khi gặp mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 2
1. Tiêu thoát nước
- Các địa phương cần chủ động khơi
thông mương máng, dòng chảy để có thể thoát nước nhanh nhất;
- Bằng mọi biện pháp rút nước trên ruộng
càng sớm càng tốt nhất là trên diện tích cây màu;
- Chủ động đề phòng mưa lớn có thể tiếp tục xảy ra.
2. Biện pháp chăm sóc sau khi mưa
ngập
* Đối với diện tích rau màu:
- Sau khi rút nước cần nhặt bỏ các lá già, lá bị dập nát do mưa để hạn
chế nấm bệnh lây lan;
- Sử dụng thuốc phun phòng bệnh thối nhũn, lở cổ rễ và kích thích ra rễ
ngay khi tạnh mưa;
- Với diện tích rau có sử dụng lưới đen hoặc nilon che phủ bằng vòm che
thấp không nên mở lưới đen hoặc nilon để hạn chế hiện tượng thoát hơi nước làm
cây bị héo do rễ không hút đủ nước.
* Đối với diện tích lúa bị ngập:
Khi rút nước có thể dùng cành cây kéo lướt nhẹ trên mặt ruộng hoặc té
nước để làm sạch bám bẩn, rong rêu trên lá, tăng khả năng quang hợp cho cây.
Khi đã lộ phiến lá bà
con tháo cạn nước (nếu có thể) để giảm hiện tượng yếm khí đồng thời phun ngay 1 số chế phẩm như: K-H, ET,
Pennac P, Siêu lân,… để kích thích ra rễ. Khi cây
ra rễ trắng, hồi phục trở lại, mới được tiến hành chăm sóc.
Khi mưa lớn, nước ngập, ốc bươu vàng sẽ theo đường nước vào ruộng cắn
cây, bà con cần kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên diện tích cấy muộn cuối lịch, cần khẩn trương dặm
tỉa trên diện tích mất khoảng lớn để đảm bảo mật độ.
Tác giả : Ths. Nguyễn Đức Chí