CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Nông vụ Thái Bình
Bản tin nông vụ ngày 09/09/2022: Một số biện pháp xử lý ao, đầm khi mưa lớn kéo dài

Cập nhật: 09/09/2022

    Trong những ngày vừa qua đang có mưa lớn kéo dài, khả năng còn kéo dài sang những ngày tới. Mưa lớn kéo dài làm các yếu tố môi trường ao nuôi (độ mặn, pH, oxy) thay đổi khiến tôm, cá dễ bị sốc, yếu và gây chết. Để hạn chế tới mức thấp nhất mọi rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm, cá nuôi. Người nuôi cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật sau

1. Khi mưa lớn kéo dài nhiều ngày

Khẩn chương kiểm tra nạo vét kênh mương; chuẩn bị máy bơm, lắp ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ bao; gia cố các công trình phụ trợ, đảm bảo an toàn khi mưa lớn nước dâng tràn bị tắc.

Khi mưa nước ao nuôi dễ bị phân tầng, xảy ra tình trạng thiếu ôxy tầng đáy, cần sử dụng quạt nước, sục khí đảo nước để chống sự phân tầng của nước ao nuôi.

Chủ động sử dụng lưới, đăng chắn xung quanh bờ ao,... phòng khi nước tràn bờ hạn chế cá bị thất thoát ra ngoài.

Trong lúc mưa lớn không cho tôm, cá ăn vì dễ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Khi ngừng mưa, tranh thủ cho tôm, cá ăn với lượng thức ăn bằng 20 – 25% lượng thức ăn hàng ngày.

2. Biện pháp khắc phục sau mưa lớn

Tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí hạn chế sự phân tầng nước, nhất là đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

Sau mưa lớn nước ao nuôi thường bị đục, pH giảm cần hòa vôi bột té đều trên khắp mặt ao và bờ ao để ổn định pH nước ao nuôi và làm giảm độ đục của ao, liều lượng vôi bón phụ thuộc vào pH của nước ao.

Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép, không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, cá nuôi. Tăng cường cho tôm, cá ăn thức ăn đảm bảo chất lượng đồng thời bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, cá nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm, cá nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lưu ý: Nếu tôm, cá nuôi bị chết cần xử lý theo đúng quy trình: Vớt đưa lên bờ để xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh; cần tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước trong ao.


Tác giả : Ks. Nguyễn Thị Hằng
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: