I. TRỒNG TRỌT
1. Đối với lúa mùa
-
Huy động mọi nguồn lực, khẩn trương tiêu thoát nước nhanh bằng mọi biện pháp. Ưu tiên thoát nước ở những vùng úng trũng trước, diện tích lúa bị đổ ngập
trong nước và diện tích lúa đang ôm đòng to đến thấp tho trỗ bị ngập. Không để ngập úng kéo dài
gây thối đòng, thối rễ, thối thân...
-
Những diện tích lúa bị đổ
nghiêng nhẹ, cây lúa sẽ có khả năng tự phục hồi. Với những điện tích lúa bị đổ
rạp, tiến hành buộc túm từ 3-5 gốc lúa lại với nhau theo chiều để nghiêng của
cây lúa, không dựng ngược lại phía sau sẽ làm gãy gốc.
- Sau mưa bão cây lúa bị dập, rách lá nhiều, nguy cơ bệnh bạc lá phát
sinh gây hại mạnh, cần chủ động phun phòng bệnh bạc lá cho lúa mùa, đồng thời kết
hợp phun phòng rầy nâu và bệnh khô vằn, đặc biệt trên những diện tích lúa bị đổ.
Giai đoạn lúa trỗ nên phun phòng bệnh lem lép hạt, đồng thời hỗ trợ cho lúa trỗ
thoát nhanh, vào mẩy tốt.
2. Đối với cây màu
-
Sau mưa bão, hầu hết rau màu bị dập nát, long gốc, khả năng phục hồi thấp, cần khẩn trương tháo nước,
khơi thông dòng chảy, không để nước ngập quá lâu trong đồng ruộng, gây thối rễ,
thối thân.
- Với những diện tích đang thời kỳ thu hoạch: Khẩn trương thu hoạch, lựa chọn những cây vẫn còn
đảm bảo chất lượng để ăn hoặc bán.
-
Với những diện tích rau màu còn có thể phục hồi, cần
tỉa bỏ những cây, lá bị dập nát, khi
thời tiết thuận lợi phun phòng bệnh lở cổ rễ
bằng Validacin 5SL hoặc Anvil 5SC với liều lượng
theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tiến hành làm cỏ, phá
váng, phiên Các chế phẩm như KH, siêu lân,... để kích thích bộ rễ phát triển. Đồng
thời bón bổ sung phân bón để cây nhanh hồi phục.
- Đối với những diện tích rau mùa không có khả năng phục hồi: sau khi rút cạn nước,
trời khô ráo, thu dọn tàn dư cây trồng trên đồng ruộng, tiến hành làm đất, xử lý
đất, sau 5-7 ngày mới bắt đầu gieo trồng lứa mới. Chuẩn bị sẵn sàng hạt giống
hoặc cây giống để gieo trồng.
- Các khu nhà màng bị đổ, tốc mái,... khi tạnh ráo cần thu dọn vệ sinh để diệt trừ các mầm mống
sâu bệnh và sửa chữa lại
đảm
bảo an toàn và vận hành tốt mới bắt đầu trồng lứa mới.
3. Đối với cây ăn quả
Cần
dọn dẹp, cắt tỉa những cành gãy hỏng, dựng cây hoặc trồng lại những cây bị
nghiêng, đổ, bật gốc.
II. CHĂN NUÔI
-
Tiến hành kiểm tra lại chuồng trại: Kiểm tra hệ thống (chiếu sáng,
sưởi ấm, rèm che, làm mát), kho chứa thức ăn (nếu bị ướt phải xử lý), hệ thống
cấp nước uống đảm bảo đủ nước sạch uống, hệ thống xử lý chất thải). Khắc phục
những chỗ bị hư hại, thu dọn phân rác, khơi thông cống rãnh. Tăng cường vệ sinh
chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, giữ cho nền chuồng luôn khô ráo, không để
đọng phân, nước, thường xuyên thay chất độn chuồng. Phun thuốc tiêu độc, sát
trùng ngay, sau đó nhắc lại ít nhất 2 lần 1 tuần để tiêu diệt mầm bệnh có
trong môi trường.
- Chăm sóc nuôi dưỡng: Kiểm tra sức khỏe đàn vật nuôi, nếu
có biểu hiện bất thường tách riêng theo dõi xử lý. Thực hiện triệt để các biện
pháp chăn nuôi an toàn sinh học để nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng với
bệnh tật của gia súc gia cầm.
Người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau:
+
Cung cấp thức ăn dễ tiêu, đủ lượng, bảo đảm dinh dưỡng và không bị ẩm mốc cho
đàn vật nuôi. Cho uống đủ nước sạch, có thể sử dụng nước máy hoặc nước sông đã
được khử trùng bằng các loại hóa chất có thể uống được như Chloramin-B… Bổ sung
các loại vitamin tổng hợp, chất điện giải, đường gluco để nâng cao khả năng
kháng bệnh.
+
Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi để kịp thời cách ly những con ốm ra
điều trị riêng. Hạn chế không cho người ngoài và động vật ra vào khu vực chăn
nuôi. Nếu có dịch bệnh xảy ra thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc
ban chăn nuôi thú y để được hướng dẫn.
+
Đối với gia súc gia
cầm non: Những
ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án
sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, bếp than, bếp trấu, củi... để giữ ấm.
III. THỦY SẢN
- Xả bớt nước trên tầng mặt, tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm
hạn chế sự phân tầng nước, nhất là đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ
cao.
- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè
nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng
bè đến vùng nuôi có chất lượng nước đảm bảo an toàn (nếu cần thiết).
- Bổ sung vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề
kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có
biện pháp xử lý kịp thời.
- Sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước
sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm).
- Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý
địa phương để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước.
Lưu ý: Trong những ngày mưa bão và sau mưa thời tiết chưa
ổn định người nuôi cần cắt hoặc giảm khẩu phần ăn cho tôm, cá.