CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Nông vụ Thái Bình
Khắc phục sau mưa bão, ngập úng kéo dài

Cập nhật: 14/09/2024

    Nếu bị ngập úng lâu ngày, hoặc không có biện pháp chăm sóc kịp thời sẽ nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc, khắc phục thiệt hại và ảnh hưởng sau mưa bão.


     1. Đối với lúa mùa


     - Do ảnh hưởng của bão số 3, có mưa lớn đến nay vẫn còn nhiều diện tích lúa bị ngập trong nước, đúng vào giai đoạn lúa đang ôm đòng chuẩn bị trỗ và lúa đang trỗ làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa mùa 2024. Xin lưu ý với bà con như sau:


     Tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khẩn trương tiêu thoát nước nhanh bằng mọi biện pháp. Ưu tiên thoát nước ở những vùng úng trũng trước, diện tích lúa bị đổ ngập trong nước và diện tích lúa đang ôm đòng to đến thấp tho trỗ bị ngập. Không để ngập úng kéo dài gây thối đòng, thối rễ, thối thân...


     - Những diện tích lúa bị đổ, tiến hành buộc túm 3-5 gốc lúa với nhau theo chiều để nghiêng của cây lúa, không dựng ngược lại phía sau sẽ làm gãy gốc. Sau đó cần chủ động phun phòng bệnh bạc lá cho lúa mùa, đồng thời kết hợp phun phòng rầy nâu và bệnh khô vằn, đặc biệt trên những diện tích lúa bị đổ. Giai đoạn lúa trỗ nên phun phòng bệnh đen lép hạt, đồng thời hỗ trợ cho lúa trỗ thoát nhanh, vào mẩy tốt.


     - Những diện tích lúa bị ngập chìm trong nước: Kiểm tra nếu có khả năng phục hồi thì sau khi tiêu thoát nước cần phun một số chế phẩm KH, ET, PennacP…giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây hồi phục, đồng thời phun phòng các thuốc trừ nấm bệnh khô vằn, bạc lá cho lúa. Những diện tích ngập lâu, thân lá úa vàng, đòng bị thối nhũn và rễ đen và thối, không thể phục hồi, thì ngay khi nước rút cần thu dọn vệ sinh đồng ruộng, chủ động thay thế bằng cây rau màu thu đông như (ngô, lạc, đậu, dưa bí…). Đất khô cần cày bừa tạo sự thông thoáng, dùng vôi bột với lượng 20-25kg/sào rắc đều trên mặt ruộng trước khi gieo trồng để hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại.


     2. Đối với cây màu


    - Hầu hết diện tích rau màu bị dập nát, long gốc, khả năng phục hồi thấp, cần khẩn trương tiêu thoát nước tránh để ngập lâu làm thối thân thối rễ. Nếu rau màu đang thời kỳ thu hoạch thì khẩn trương thu hoạch, lựa chọn những cây vẫn còn đảm bảo chất lượng để ăn hoặc bán.


     - Với những diện tích rau màu còn có thể phục hồi, cần tỉa bỏ những cây, lá bị dập nát, khi thời tiết thuận lợi phun phòng bệnh lở cổ rễ bằng Validacin 5SL hoặc Anvil 5SC với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tiến hành làm cỏ, phá váng, phiên Các chế phẩm như KH, siêu lân,... để kích thích bộ rễ phát triển. Đồng thời bón bổ sung phân bón để cây nhanh hồi phục.


     - Đối với những diện tích rau mùa không có khả năng phục hồi: Chuẩn bị sẵn sàng hạt giống hoặc cây giống để gieo trồng khi thời tiết thuận lợi


     Ngay khi ruộng cạn nước, nhanh chóng thu dọn tàn dư, vệ sinh đồng ruộng, tiến hành làm đất, xử lý đất bằng vôi bột hoặc chế phẩm vi sinh, sau 5-7 ngày mới bắt đầu gieo trồng lứa mới.


Tác giả : Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: