CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Nông vụ Thái Bình
Bản tin nông vụ ngày 11/7/2019

Cập nhật: 11/07/2019

    Trong những ngày vừa qua thời tiết có mưa xen kẽ tạo điều kiện cho cây lúa sau cấy nhanh bén rễ, hồi xanh. Do vậy, cần tranh thủ thời tiết thuận lợi, khi ruộng có nước tiến hành chăm sóc lúa sớm để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho lúa sinh trưởng phát triển với một số lưu ý như sau:

* Phân bón:

- Sau khi đã bón đủ lượng phân lót trước khi bừa cấy, cần  bón thúc 1 lần ngay khi cây lúa bén rễ hồi xanh (sau cấy 3-5 ngày). Đảm bảo lượng phân cho 1 sào là 12 -17 kg NPK chuyên thúc loại 12:5:10, 16:5:17, 16:16:8,

- Đối với chân ruộng đất cát pha, hay mất nước có thể bón thúc làm 2 lần:

+ Thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh với 2/3 lượng phân thúc;

+ Lần 2 sau lần 1 khoảng 10 ngày, bón hết lượng phân thúc còn lại.

-        Sau mỗi lần bón phân nên làm cỏ, sục bùn để tăng hiệu quả của phân bón.

* Một số lưu ý khác:

- Bà con cần giữ và bảo vệ tốt diện tích mạ dự phòng .

- Vụ mùa mật độ ốc bươu vàng cao, do vậy cần chủ động phòng trừ. Để bảo vệ môi trường bà con nên ưu tiên các phương pháp bắt thủ công như bắt ốc, diệt ổ trứng, chăng lưới ở đầu kênh dẫn nước, đầu ruộng,….

Tác giả : KS. Trần Thị Doanh
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: