CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Nông vụ Thái Bình
Bản tin nông vụ 23/7/2019

Cập nhật: 23/07/2019

    Hiện nay trên đồng ruộng đang có đối tượng rầy lưng trắng xuất hiện và có mẫu đã dương tính với virus Lùn sọc đen. Để cho cây lúa sinh trưởng phát triểntốt bà con cần lưu ý:

      Lùn sọc đen là bệnh nguy hiểm do vi rút gây ra và không có thuốc chữa, khi đã xuất hiện dễ lan truyền thành dịch. Bệnh lan truyền do rầy lưng trắng và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, trên hầu hết các giống lúa.


      Theo công văn số: 896/SNNPTNT-TTBVTV của Sở Nông nghiệp và PTNT ngày 19/7/2019, hiện nay trên đồng ruộng đã có đối tượng rầy lưng trắng xuất hiện và có 01 mẫu lúa đã dương tính với virus Lùn sọc đen.


      Biểu hiện cây lúa bị bệnh Lùn sọc đen: Cây thường thấp lùn, lá xanh đậm, xoắn lại ở phần chóp lá, xuất hiện các u sần ở mặt sau lá và thân cây lúa, nhánh lúa được đẻ từ các đốt thân trên tạo thành các bụi lúa lớn. Bệnh có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn mạ, bị bệnh muộn cây lúa vẫn có khả năng phân hóa đòng nhưng hầu hết các đòng lúa bị biến dạng, không trỗ bông, hoặc vẫn trỗ bông nhưng bông bé, không kết hạt, hạt bị đen, làm mất năng suất.


      Để phòng trừ bệnh Lùn sọc đen bà con cần tích cực kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ rầy lưng trắng để hạn chế môi giới truyền bệnh vào cuối tháng 7 theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.


Khi phát hiện thấy các khóm lúa, dảnh lúa có biểu hiện bệnh Lùn sọc đen, cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn và tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy./.

Tác giả : Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: