CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Nông vụ Thái Bình
Bản tin nông vụ ngày 21/8/2019

Cập nhật: 21/08/2019

    Đến nay lúa đại trà trong tỉnh đang giai đoạn phân hóa đòng, một số diện tích lúa trà sớm đang thấp tho trỗ. Mấy ngày qua có mưa rào cung cấp bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, giai đoạn này cây lúa mẫn cảm, nếu liên tục có mưa to, gió lớn, ẩm độ trong ruộng cao là điều kiện phù hợp cho bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại, bà con cần lưu ý:

- Chủ động giữ mực nước nông trên mặt ruộng để cây nuôi dưỡng đòng cũng như tăng hiệu quả của việc phòng trừ sâu bệnh.

- Với những diện tích cấy muộn lúa có biểu hiện đói ăn, cây thấp còi, lá vàng có thể bón bổ sung 3-5 kg NPK chuyên thúc có hàm lượng Kaly cao hoặc bón 3-5 kg kali để giúp cứng cây, hạn chế bệnh bạc lá và tăng tính chống chịu cuối vụ.

- Tuyệt đối không sử dụng các loại phân qua lá và chất kích thích sinh trưởng trong tình trạng bệnh bạc lá có nguy cơ gây hại cao.

- Trên các giống lúa nhiễm bệnh như: BC15, TBR225, Nếp… đặc biệt cấy trên chân ruộng trũng hẩu, khi trỗ gặp mưa nhất thiết phải phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần (lần 1 khi lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn).

- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, kiểm tra đồng ruộng phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại (như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, lùn sọc đen, rầy, sâu cuốn lá, sâu đục thân…) để có biện pháp phun trừ kịp thời theo hướng dẫn của ngành chuyên môn./.

Tác giả : KS. Trần Thị Doanh
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: