CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Nông vụ Thái Bình
Bản tin nông vụ ngày 10/02/2020

Cập nhật: 10/02/2020

    Theo dự báo thời tiết trong những ngày tới tại khu vực Thái Bình tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn, độ ẩm cao, trời rét, nhiệt độ trung bình từ 17 – 280C. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh cúm gia cầm phát sinh và lây lan.

Biểu hiện bệnh: gia cầm ốm và chết với số lượng nhiều: Sốt cao, hen khẹc, chảy nước mắt nước mũi và dãi dớt liên tục, mào tích sưng xuất huyết tím đen, ỉa chảy nặng, phân xám vàng, xám xanh, xuất huyết ở dưới da, đặc biệt là da chân, có thể có triệu trứng thần kinh…

Biện pháp phòng bệnh:

Người nuôi gia cầm cần áp dụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, trong đó đặc biệt là khâu lựa chọn giống mua, kiểm soát người,vật ra vào khu vực chăn nuôi.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, phun thuốc khử trùng từ 1 – 2 lần/1 tuần.

- Cho gia cầm ăn thức ăn, nước uống sạch đầy đủ và phù hợp theo lứa tuổi, bổ sung khoáng chất, vitamin để nâng cao sức đề kháng.

- Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm để tạo miễn dịch chủ động: Tiêm lần 1 lúc 15 ngày tuổi, lần 2 cách lần 1 là 4 tuần, sau đó cứ 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

Hiện nay, theo quy định, khi phát hiện bệnh cúm gia cầm của một cơ sở chăn nuôi thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải bị tiêu huỷ, không điều trị. Do đó khi người chăn nuôi phát hiện thấy đàn gia cầm có các biểu hiện bệnh như trên thì báo ngay cho cán bộ thú y và làm theo hướng dẫn. Tuyệt đối không bán chạy, không ăn thịt gia cầm trong đàn bị bệnh, không vứt xác chết bừa bãi.

Tác giả : BSTY. Bùi Thị chuyên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: