CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Hoạt động của Trung tâm Khuyến nông Thái Bình trong 6 tháng đầu năm 2021

Cập nhật: 19/07/2021

    Năm 2021, đại dịch COVID-19 tái phát trở lại đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh tế và đời sống, cùng diễn biến thời tiết khó lường, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản tiếp tục xảy ra, thị trường tiêu thụ nông sản chưa ổn định. Để góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển của toàn ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình 2021, tập thể cán bộ viên chức Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã đoàn kết, cố gắng vượt qua khó khăn, chủ động, sáng tạo trong công tác để triển khai các chỉ tiêu kế hoạch khuyến nông. Một số kết quả hoạt động khuyến nông nổi bật 06 tháng đầu năm 2021:

Công tác khảo nghiệm: Vụ Xuân năm 2021, Trung tâm triển khai khảo nghiệm 133 giống lúa, bằng 114,6% so với vụ Xuân năm 2020. Bộ khảo nghiệm lúa đều, đẹp, sâu bệnh hại nhẹ, cho năng suất cao; Từ đó chọn ra được những giống lúa có năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với khí hậu Thái Bình là cơ sở để đề xuất những giống lúa mới vào cơ cấu giống của tỉnh.


 


Công tác xây dựng mô hình, dự án khuyến nông, đề tài khoa học


Mô hình trồng trọt: Vụ Xuân đã triển khai thực hiện 28 mô hình, trong đó có 21 mô hình từ nguồn vốn sự nghiệp, 7 mô hình từ nguồn vốn liên kết. Các mô hình trình diễn lúa đều sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh hại. Mô hình chuyển đổi từ đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng Lạc bước đầu cho nhiều kết quả khả quan. Hiện nay, Trung tâm đang xây dựng 02 mô hình từ nguồn vốn khuyến nông của tỉnh: Mô hình đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất khoai tây thương phẩm có liên kết tiêu thụ sản phẩm và mô hình sản xuất rau màu theo quy trình VietGAP.


Mô hình chăn nuôi: Từ nguồn vốn sự nghiệp đã xây dựng 3 mô hình: Mô hình nuôi khảo nghiệm giống Ngan Sen; mô hình chim Bồ câu Pháp; mô hình nuôi khảo nghiệm giống Vịt lông màu Huba lai. Qua khảo nghiệm cho thấy giống Vịt lông màu Huba lai có tỷ lệ nuôi sống 98%, trọng lượng xuất bán 2,76 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,55 kg TĂ/Kg trọng lượng cơ thể tăng. Hiện nay Trung tâm đang “Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt năm 2021” từ nguồn vốn Trung ương tại 2 huyện Đông Hưng và Thái Thụy.


Mô hình thủy sản: Xây dựng mô hình nuôi cá Lăng thương phẩm trong lồng trên sông có liên kết tiêu thụ sản phẩm từ nguồn vốn của tỉnh. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng xây dựng mô hình thủy sản “Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”. 


Đồng thời, triển khai thực hiện 6 mô hình từ nguồn vốn sự nghiệp: Mô hình khảo nghiệm Ốc nhồi thương phẩm; khảo nghiệm nuôi cá Trạch lấu thương phẩm; khảo nghiệm nuôi Rạm thương phẩm; khảo nghiệm cá Đối mục trong ao nước ngọt; khảo nghiệm cá Chuối hoa; khảo nghiệm nuôi Baba có sử dụng thức ăn công nghiệp.


Đề tài Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhân giống gà Tò và xây dựng mô hình nuôi gà Tò theo hướng VietGAHP, đàn gà thế hệ 1 sinh trưởng phát triển tốt, khả năng sinh sản khá, đang thực hiện nội dung phối giống thụ tinh nhân tạo sinh sản thế hệ 2 và theo dõi ấp nở; chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà thế hệ 2, triển khai chọn thế hệ 2 chuẩn bị cho sinh sản. Đây là cơ sở để phục hồi và nhân rộng giống gà đặc sản của tỉnh Thái Bình. Các mô hình khuyến nông đã gắn nhu cầu thực tế của người dân trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển, cơ cấu chuyển đổi ngành nông nghiệp. Qua đó, giúp người nông dân tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào sản xuất đại trà, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.


Công tác đào tạo tập huấn: Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, đối tượng chuyển giao cấp huyện, xã. Trung tâm đã tổ chức 04 lớp tập huấn từ nguồn vốn của tỉnh: Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả; kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò thương phẩm an toàn sinh học; tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tập huấn và kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng VietGAHP; kỹ thuật chăn nuôi thỏ thương phẩm an toàn sinh học.


Công tác ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất


Mô hình trồng nho Hạ Đen ứng dụng hệ thống tưới thông minh theo hướng hữu cơ tại Vũ Lễ - Kiến Xương và Hồng Tiến – Kiến Xương. Đây là giống nho Hạ Đen đã được Trung tâm đưa về khảo nghiệm từ năm 2020. Qua 02 năm theo dõi, bước đầu cho thấy nho có thể sinh trưởng phát triển tốt tại đất Thái Bình, sai quả, quả tuy nhỏ nhưng vị ngọt đậm.


Ngoài ra, Trung tâm đang trồng thử nghiệm giống dưa Vân lưới ứng dụng biện pháp tưới nhỏ giọt trong nhà màng. Dưa sinh trưởng phát triển tốt, với 200m2 đã thu được hơn 350 quả, trung bình mỗi quả từ 1,7 -2 kg. Mô hình đã cho thấy hiệu quả về mặt kinh tế đặc biệt là hiệu quả về mặt chất lượng bởi quy trình khép kín đảm bảo an toàn thực phẩm.


Công tác Thông tin tuyên truyền


Trung tâm đã bám sát chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Trung tâm còn xây dựng các bài viết mang tính chất thời sự, khắc phục sự cố giúp người nông dân chủ động phòng, chống, giảm thiểu tác hại do diễn biến thời tiết, các yếu tố ảnh hưởng…  đến sản xuất nông nghiệp.


Trung tâm đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, các phòng trạm có liên quan, thực hiện 40 chương trình hướng dẫn cho người nông dân kỹ thuật và cách xử lý khi gặp điều kiện bất thuận, dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Nội dung các chương trình được đánh giá có chất lượng tốt, kịp thời, phù hợp với yêu cầu của sản xuất kết hợp với hướng dẫn về kỹ thuật.


 


Phát hành 02 số bản tin khuyến nông với số lượng 1.600 bản, gửi tới một số cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông và cán bộ kỹ thuật trong ngành đảm bảo kịp thời và hiệu quả.


Đăng 53 bài viết lên trang Webside của đơn vị; Trung tâm chọn lọc các bài viết có chất lượng tốt để gửi đi các đơn vị trong và ngoài tỉnh như: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp, Hội làm vườn,…


Xây dựng các tờ rơi kỹ thuật để tuyên truyền các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp của tỉnh.


Công tác thông tin khuyến nông đã góp phần vận động người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tuyên truyền mở rộng cây màu hè, mở rộng diện tích cây vụ đông, thực hiện tái cơ cấu ngành, phát triển sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

Hiện nay, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước dẫn đến nhiều thị trường nhập khẩu nông sản siết chặt hơn nữa hàng rào kỹ thuật và các biện pháp tự vệ thương mại; yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp chứng thư xuất khẩu; đẩy mạnh chính ngạch, thanh tra, kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu. Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGHAP…) ngày càng mở rộng và hiệu quả mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao. Vì vậy, để góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thái Bình tiếp tục phát triển, tận dụng được những lợi thế trong tiến trình hội nhập, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trung tâm sẽ tiếp tục đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, không ngừng hoàn thiện, đi vào chiều sâu, để truyền lửa, sự tự tin, động lực và khát vọng làm giàu cho người nông dân./.

Tác giả : Ks. Nguyễn Duy Nghĩa
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: